

20
Sự bình dị
tỏa sáng
Xuất hiện trong lễ trao giải
VTV Awards 2017,
hai thầy giáo
đến từ Trường tiểu học Tri Lễ 4,
huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An
tỏ vẻ ngượng ngùng và rụt rè
khi đi giữa những “ngôi sao”
truyền hình lộng lẫy. Chia sẻ
của nhà báo Văn Ba sẽ giúp
chúng ta hiểu vì sao câu
chuyện của 44 thầy giáo lại
gây xúc động mạnh và nhận
được Giải Nhân vật tiêu biểu
của năm.
Anh có bất ngờ không khi tại Lễ
giải trao giải VTV Awards, 44 thầy giáo ở
Tri Lễ - “nhân vật” trong chương trình
Thay lời tri ân
và PTL
Nơi ấy có thầy
do
anh và các đồng nghiệp Ban Khoa giáo
thực hiện, đã
được trao giải
Nhân vật tiêu
biểu của năm
?
Tôi thật sự rất bất ngờ và xúc động. Điều
đó có nghĩa, không chỉ 44 thầy giáo Tri Lễ
ngày đêm tâm huyết bám trường, bám lớp,
gieo chữ trên đỉnh núi Phà Cà Tún cao vút
trong mây được vinh danh mà đó là sự tri ân
của tất cả chúng ta đối với những người giáo
viên đang âm thầm gieo chữ ở mọi vùng sâu,
vùng xa, nơi biên giới, hải đảo xa xôi. Rộng
hơn nữa là sự tri ân của toàn xã hội với các
nhà giáo Việt Nam và những người đang
công tác trong ngành giáo dục. Tôi tin, sẽ có
nhiều hơn nữa các chương trình vinh danh
những nhân vật đáng quý như vậy.
Cũng có ý kiến băn khoăn khi các
thầy “phải” cạnh tranh với các ngôi sao
showbiz và thể thao vì họ đâu có lượng
người hâm mộ hùng hậu
.
Vậy, điều gì đã
giúp những nhân vật đặc biệt này chiến
thắng trong cuộc cạnh tranh không
cân
sức đó?
Tuy không có được lượng người hâm
mộ hùng hậu nhưng sự hi sinh thầm lặng mà
cao cả của họ đã chạm đến trái tim khán giả.
Đó là những hình ảnh chân thực về nơi ăn
chốn ở tạm bợ của các thầy, về đoạn đường
nguy hiểm mà các thầy phải vượt qua để đến
trường, đến lớp; hình ảnh cuộc sống thiếu
thốn trăm bề: không có điện, nước sạch,
sóng điện thoại để liên lạc, không có trạm y
tế để chăm sóc sức khoẻ, không có chợ để
mua thức ăn nên các thầy phải tự mình lên
rừng hái măng, xuống suối bắt cá để bổ sung
thức ăn cho bữa cơm đạm bạc... Giữa cuộc
sống hiện đại tiện nghi, tại sao các thầy ở
Tri Lễ lại có thể trụ vững, sống hồn nhiên
và nhiệt tâm với hành trình gieo chữ trên
non? Không ít người đã rơi nước mắt vì xót
xa, thậm chí là ân hận vì sự vô tâm và lãng
phí của chính mình… Mặt khác, dân tộc
Việt Nam vốn có truyền thống tôn sư trọng
đạo nên dù không có lượng fan hùng hậu,
nhưng các thầy lại có sự đồng cảm của đồng
nghiệp, người thân, có lòng biết ơn chân
thành và sâu sắc của các thế hệ học trò, của
phụ huynh học sinh và toàn thể xã hội.
Trong lễ trao giải, hình ảnh về
những người thầy lặn lội rừng sâu, nước
độc để gieo cái chữ ở
vùng cao một lần nữa
lại khiến khán giả cảm động. Để có được
những hình
ảnh đó, hẳn anh cùng
các
đồng nghiệp cũng phải trải qua không ít
khó khăn?
Đúng là rất nhiều khó khăn. Đầu tiên
phải nói đến con đường từ ngoài thị tứ Châu
Thôn vào điểm trường chính ở Mường Lống
dài gần 30km nhưng chỉ có 1/3 là đường
nhựa, còn lại là đường núi khó đi và những
lối mòn cheo leo vắt qua sườn núi. Khi nghe
tin đoàn làm phim vào ghi hình, các thầy
giáo đích thân ra tận ngoài thị tứ Châu Thôn
để đón và chở vào tận nơi, bởi vì không một
người lái xe ôm nào đủ can đảm nhận lời,
Đại diện 44 thầy giáo trường Tiểu học Tri Lễ 4
nhận giải “Nhân vật ấn tượng của năm”
Không có điện, các thầy dùng đèn pin
đội đầu để soạn giáo án
Xuống suối bắt cá cải thiện bữa ăn
VTV
đối
thoại