

21
dẫu chúng tôi đã trả giá tới 500.000 đồng.
Một giáo viên trường Mầm non ở Hà Nội,
tham gia đoàn thiện nguyện, khi mới đến
Châu Thôn, cứ nằng nặc đòi theo đoàn làm
phim vào tận trường. Nhưng sau gần nửa
tiếng vật vã với con đường mà vẫn thấy bốn
bề rừng núi, đèo dốc nguy hiểm, cô đã bật
khóc vì sợ.
Tuy nhiên, khó khăn nhất với ekip làm
phim trong chuyến ghi hình này là không
có điện để sạc pin cho máy quay phim. Hệ
thống điện năng lượng Mặt trời mà huyện
Quế Phong và Phòng giáo dục vừa hỗ trợ
hồi đầu năm cho điểm trường chính không
đủ điện áp để nạp điện. Thuê được máy nổ
thì chạy phập phù nên chúng tôi cũng không
dám dùng vì sợ cháy ắc quy và bộ sạc.
Ăn uống cũng là vấn đề nan giải. Trước
khi đi, chúng tôi biết là ở đó không có chợ,
không nước sạch nên đã chuẩn bị sẵn một
vài thùng mì ăn liền, phở gói và mấy thùng
nước đóng chai. Nhưng khi đến Châu Thôn,
vì phải dành xe để cho đoàn làm phim cùng
máy móc, thiết bị... nên đành bỏ lại đồ ăn,
nước uống. Vì thế, trong suốt thời gian làm
phim, chúng tôi đành “có gì ăn nấy”, ví dụ
như món canh măng rừng tự hái nấu với vài
con cá suối lẫn với cào cào, châu chấu.
Trong những ngày bám bản, bám
trường, anh đã được chứng kiến nhiều câu
chuyện cảm động về tình thầy trò và sự hi
sinh thầm lặng của các thầy. Anh có thể
chia sẻ đôi chút?
Những ngày ở Tri Lễ, tôi vô
cùng cảm phục và kính trọng cái
tâm trong sáng, lòng yêu nghề,
quý trẻ, hết lòng vì sự nghiệp
cõng chữ lên non của các thầy
giáo nơi đây. Trường không có
giáo viên nữ nên các thầy vừa là
người dạy kiến thức, vừa đảm trách luôn cả
vai trò “mẹ hiền”. Từ việc cắt móng tay định
kì, chải đầu, buộc tóc, đến việc hướng dẫn
các em tự chăm sóc bản thân, giữ gìn vệ sinh
thân thể. Lúc đầu còn ngượng nghịu, đôi
khi còn ngại ngùng, xấu hổ, nhưng làm mãi
thành quen, bây giờ, những công việc ấy đã
trở thành một hoạt động rất bình thường.
Ở ngôi trường nhiều “không” đó, hàng
ngày, các thầy phải đi nửa tiếng đồng hồ để
xuống suối bắt cá, lên rừng hái măng chỉ để
có thêm cái ăn, cái gắp cho bữa cơm đạm
bạc. Mỗi sáng, các thầy tay khăn mặt, tay
bàn chải đánh răng bì bõm lội xuống suối
đánh răng rửa mặt. Con suối chỉ vừa ngập
mắt cá chân người lớn, chảy qua trường
cũng là nguồn nước sạch duy nhất để các
thầy vừa nấu cơm, đun nước uống, vừa tắm
rửa, giặt giũ.
Anh từng chia sẻ, Trường tiểu học
Tri Lễ có lẽ là ngôi trường có nhiều cái
“không” nhất mà anh từng biết. Nhưng có
điều đáng mừng là sau khi phim bộ phát
sóng và đặc biệt khi thông tin giải
VTV
Awards 2017
được truyền đi, khán giả cả
nước hướng về thầy trò Tri Lễ bằng nhiều
ủng hộ thiết thực?
Vâng, ngay khi đoàn làm phim chuẩn
bị lên đường vào Tri Lễ ghi hình, biết được
những khó khăn, vất vả và thiếu thốn ở
trường Tiểu học Tri Lễ 4, nhiều đơn vị, cá
nhân ủng hỗ trợ cho nhà trường. Được sự tài
trợ của Tổng cục Hàng Hải, đã có 17 phòng
học lắp ghép phù hợp địa hình núi cao, với
nền lát gạch, trên lợp tôn, xung quanh là các
tấm nhựa tránh mưa rừng, gió núi; 6 trạm
năng lượng điện Mặt trời cùng 6 bộ máy
tính và máy in đã được trường ĐH Bách
khoa Hà Nội trao tặng và lắp đặt ở 6 điểm
trường; 4 chiếc ti vi cho 4 điểm trường; Một
số hệ thống đựng nước sạch cùng nhiều bàn
ghế, sách vở, quần áo, chăn màn cũng được
chuyển đến Trường tiểu học Tri Lễ 4.
Được trao cho nhân vật trong tác
phẩm nhưng giải thưởng cũng là niềm
động viên, khích lệ tinh thần của anh cùng
các đồng nghiệp ở VTV. Với tư cách đạo
diễn, anh có điều gì muốn nhắn nhủ tới
khán giả?
Đúng là chúng tôi không được nhận giải
nhưng lại rất vui. Giữa những nhân vật nổi
tiếng, sự bình dị của các thầy giáo mang đến
ấn tượng thật đặc biệt. Họ lúng túng, ngại
ngùng khi đứng trước đông đảo ống kính
trong trường quay để nói về công việc lặng
thầm của mình. Như một đồng nghiệp báo
Đất Việt đã viết: “Họ đại diện cho những
bức chân dung đẹp nhất về sự tử tế của con
người”. Tôi xin cảm ơn người đồng nghiệp
ấy đã nói hộ tôi và ekip thực hiện chương
trình. Và chúng tôi cũng rất tự hào, vì vượt
qua nhiều khó khăn, vất vả, chúng tôi đã kết
nối được những người thầy đáng kính trọng
ấy đến với trái tim của khán giả.
Còn điều tôi muốn nhắn gửi tới khán
giả ư? Là người đi nhiều, cũng đã gặp nhiều
chuyện, tôi thấy rằng, xung quanh chúng ta
còn rất nhiều điều tốt đẹp. Tôi luôn nhìn vào
những điều tốt đẹp ấy để định hướng cho
cuộc sống của mình: “Sự tử tế lặng thầm của
những người tốt vẫn như một mạch ngầm
chảy trong cuộc sống, để nuôi dưỡng cho
cuộc đời, cho các thế hệ tương lai những
điều đẹp đẽ không gì so sánh được. Đó là
món quà vô giá, đẹp nhất mà con người có
thể mang đến cho nhau”.
Cảm ơn anh đã chia sẻ!
Trần Yến
Ảnh:
NVCC- H. Hưng
Lớp học trên đỉnh Phà Cà Tún
Trường không có cô giáo nên thầy giáo như mẹ hiền
Sản phẩm sau một chiều
vào rừng, xuống suối