Previous Page  61 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 61 / 92 Next Page
Page Background

61

của con người, vậy chuyến săn tìm

để ghi hình voọc đã diễn ra như thế

nào?

Như đã nói, chúng tôi mất 4 tiếng đi

bộ mang vác trang thiết bị và thực

phẩm, quân tư trang lên lán của các

cán bộ tuần rừng Khau Ca - nơi mà

đoàn chúng tôi tạm trú suốt 10 ngày để

tác nghiệp cho chuyến ghi hình này.

Hàng ngày, đoàn dậy từ 5h sáng để

chuẩn bị cho bữa sáng cùng trang thiết

bị để đi rừng, vì rừng núi đá vôi không

có sông suối, nguồn nước, lán trại

dừng chân nên mỗi cá nhân đều phải

tự mang cho mình nguồn nước đủ

dùng cho cả ngày, đồ ăn trưa. Ngày

nào cũng vậy, khoảng 5h30 sáng

chúng tôi xuất phát và băng rừng từ đó

cho tới khi tắt nắng mới lại trở về lán.

Theo kinh nghiệm

của các chuyên

gia nghiên cứu,

Voọc mũi hếch

không ở cố định,

chúng di chuyển

theo nguồn thức

ăn tuỳ theo mùa.

Thế nên, việc lần

theo dấu vết của

chúng là rất khó

khăn, lại cõng

theo cả một khối

lượng máy móc,

thiết bị, ống kính chuyên nghiệp như

vậy trong điều kiện khắc nghiệt, thiếu

thốn về mọi thứ quả là thử thách. Bạn

cứ tưởng tượng với địa hình đá tai

mèo sắc nhọn, chỉ cần một sơ sẩy nhỏ

là có thể dẫn đến những tai nạn đáng

tiếc, nhẹ thì trầy xước, bong gân, chưa

nói đến trường hợp xấu hơn. Đá có thể

rơi bất kì khi nào nếu như những bước

chân của mình không vững. Để các

thành viên di chuyển được an toàn, lúc

nào chúng tôi cũng

có 10 người dân địa

phương chuyên đi

rừng hỗ trợ khiêng

vác đồ đạc. Tuy

nhiên, các thiết bị

đặc biệt như máy

quay và ống kính thì

phải do chính các

thành viên của đoàn

mang vác. Bạt ngàn

rừng, bạt ngàn núi

đá đã đầy gian nan

với đoàn mà chưa

tìm được Voọc mũi

hếch. Hàng ngày, cứ sáng lên rừng tối

lại quay lại lán, tính đến quãng đường

đi bộ, băng rừng, trèo đèo dốc trên

10km tiếp theo cả đoàn đều nản chí.

Nhưng nghĩ đến việc ghi hình được

loài Voọc mũi hếch quý hiếm nên sau

mỗi đêm nằm nghỉ lấy lại sức, chúng

tôi lại tiếp tục

hành trình hăng

say của mình.

Sau 3 ngày đi

rừng không gặp

được Voọc mũi

hếch, các chuyên

gia nghiên cứu

linh trưởng đã tư

vấn cho chúng tôi

chia thành các

hướng khác nhau để đi tìm Voọc mũi

hếch sẽ về khu vực nào kiếm ăn và

dùng bộ đàm để thông báo cho các

nhóm ghi hình tiếp cận. Quả đúng như

dự tính, đến ngày thứ 5 của chuyến

công tác này, đoàn chúng tôi đã gặp và

ghi hình được loài Voọc mũi hếch quý

hiếm này.

Như vậy, chắc hẳn Tài Văn và

ekip đã rất hài lòng với những

thước phim ghi được?

Ba lần quần thảo ở rừng Khau Ca

và lần này là tôi hài lòng nhất vì đã thu

được những chất liệu quan trọng nhất

cho series phim của tôi. Đó là ghi được

tất cả các hoạt động của bầy Voọc mũi

hếch có các thế hệ trong một quần thể

Voọc mũi hếch con đực, cái và các cá

thể con non. Có lẽ đây cũng là đàn lớn

nhất từ trước đến nay mà các chuyên

gia bắt gặp. Cùng với chất liệu trong

các đợt ghi hình, tôi dự kiến sẽ dựng

thành 3 tập phim tài liệu khoa học và

dự kiến phát sóng vào tháng 8 tới.

Cám ơn đạo diễn Tài Văn!

Thao Giang

(Thực hiện)

“Mặc dù vất vả, gian nan, đối diện với vắt và

đá nhưng những thước phim mà tôi thu

được hi vọng sẽmang lại cho khán giả những

phút giây thư giãn và cảm nhận tuyệt vời

về thiên nhiên cũng như con người nơi vùng

đất địa đầu Hà Giang. Với đặc sản chỉ có mây

và núi đá nhưng vẫn tồn tại những loài vật

đặc biệt sống cộng sinh trên đá như loài

linh trưởng quý hiếm Voọc mũi hếch”, đạo

diễn Tài Văn.

Ekip làm phim

Cùng Voọc mũi hếch

khám phá rừng Khau Ca.

Lần theo dấu vết đàn voọc trong

rừng Khau Ca.

Bữa ăn đạm bạc trong rừng

Chờ đợi sự xuất hiện của

đàn voọc