57
đoàn vẫn nói đùa với nhau là một tuần
ở Phú Yên mất sức bằng 3 tháng quay
tại TP Hồ Chí Minh.
Những thiết bị, máy móc đã hỗ
trợ anh ra sao trong việc sáng tạo
hình ảnh ở bộ phim
Ngày ấy mình
đã yêu
?
Bộ phim được ghi hình bằng máy
quay RED Dragon và ống kính ARRI
Ultra Prime. Đây là những thiết bị
thường được dùng để làm phim điện
ảnh. Có thể nói, với phim truyền hình
thì đây là những thiết bị không thể tốt
hơn. Việc được sử dụng thiết bị này
giúp hình ảnh của bộ phim được nâng
lên rất nhiều. Nó giúp người quay phim
tái tạo lại màu sắc, không gian, ánh
sáng… một cách chân thực và hiệu
quả nhất.
Nếu đặt vị trí của một khán giả
thì anh thú vị điều gì nhất ở bộ
phim này?
Điều thú vị nhất của bộ phim nằm ở
cái kết. Mọi người hãy cùng đón xem,
nó đầy bất ngờ…
Vậy điều gì đáng tiếc anh
vẫn chưa thực hiện được ở dự án
phim này?
Điều đáng tiếc chưa thực hiện
được thì nhiều lắm. Giá như thời tiết ở
Phú Yên tốt hơn, giá như có nhiều thời
gian hơn... Nhưng tôi hài lòng với
những điều mình và ekip đã làm được
ở phim này.
Một cảnh quay tuyệt đẹp và ấn
tượng, xúc động trên màn ảnh
có thể là kết quả của vô số lần
quay hỏng, ekip có gặp chuyện
này không?
Hầu hết những cảnh quay đều
được ekip tính toán và tập dượt kĩ. Tuy
nhiên, do nhiều yếu tố tác động nên có
những cảnh phải quay lại rất nhiều. Tại
Phú Yên, chúng tôi rất vất vả để
chuyển bộ Crane (cẩu) lên núi. Hôm đó
gió quá lớn, chúng tôi phải quay lại 6 -
7 lần vẫn không được như ý. Sau khi
ngồi “rình” lúc ngớt gió, phải đến lần
thứ 10 cảnh quay này mới hoàn thành
như ý muốn. Rất may là suốt cả quá
trình không có sự cố nguy hiểm nào
xảy ra.
Khi có một bộ phim truyền
hình Việt Nam được trau chuốt về
mặt hình ảnh, người ta hay ví von
“đẹp như phim Hàn”. Anh nghĩ sao
về điều này?
Tôi nghĩ, sự ví von đó là chưa
chuẩn xác với những người làm
nghề. Đồng ý là phim Hàn đẹp nhưng
cá nhân tôi và nhiều anh em làm
nghề đều biết đó không phải chuẩn
để hướng đến. Tôi đã từng làm một
phim hợp tác với Nhật và thấy họ
chuyên nghiệp, rất đáng để chúng ta
học hỏi.
Có người đã nói rằng “Chọn
nghề quay phim, anh phải xác định
trước là không giàu được đâu.
Nhưng bù lại, anh sẽ được chơi cả
đời với ống kính”. Anh có nghĩ thế
không? Mối duyên đến với nghề
quay phim của Anh Tuấn như
thế nào?
Bố tôi vốn là chủ nhiệm phim nên
tôi được tiếp xúc với đoàn phim từ rất
sớm. Khi học xong lớp 12, tôi rất thích
học diễn viên nhưng bố tôi không đồng
ý nên tôi học về ngoại ngữ. Được một
năm thì tôi bỏ vì bị học lại quá nhiều
môn! Sau đó, tôi đi theo các đoàn
phim, làm đủ vị trí trong đoàn. Từ ánh
sáng, làm trực cảnh cho tổ thiết kế, làm
thư kí đạo diễn… và cuối cùng là làm
phụ quay phim. Thời gian làm phụ
quay là thời gian tôi phát hiện ra mình
rất thích nghề quay phim. Thế là đi
học… rồi làm nghề.
Giữa thời đại kĩ thuật số, công
nghệ làm phim thay đổi từng ngày,
những người đứng sau ống kính
như anh mong mỏi điều gì?
Tôi mong luôn được tiếp cận và học
hỏi những công nghệ làm phim và thiết
bị mới nhất. Một điều nữa, chúng tôi
mong catse làm phim sẽ cao hơn…
Cảm ơn anh!
Hiền Thu
(Thực hiện)
“Phim truyền hình Việt Nam nói chung, phim
của VFC nói riêng, đang từng bước chuyên
nghiệp hóa trong các khâu, cập nhật các
công nghệ làm phimmới, thiết bị mới để tạo
ra các bộ phim tốt hơn. Tôi nghĩ, trong
tương lai gần, phim truyền hình của ta sẽ
theo kịp và phát triển ngang với Hàn Quốc
và Nhật Bản”, quay phim Dương Tuấn Anh.