Previous Page  60 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 60 / 92 Next Page
Page Background

60

Thật khó có thể hình dung về

sự vất vả của ekip khi thực hiện

series phim này, đạo diễn Tài Văn

có thể chia sẻ đôi chút?

- Voọc mũi hếch là loài linh trưởng

đặc hữu

lớn nhất của Việt Nam

đã và

đang bị đe dọa tuyệt chủng. Hiện nay,

loài này được xếp hạng cực kì nguy

cấp

trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) và

Danh sách Đỏ IUCN (2014). Voọc mũi

hếch cũng được xếp hạng là một trong

số 25 loài linh trưởng nguy cấp nhất

trên thế giới và là một trong số 100 loài

sinh vật đang bị đe dọa nhất hành tinh.

Các nhà bảo tồn cho rằng, nếu không

có những biện pháp bảo tồn khẩn cấp

và hiệu quả, Voọc mũi hếch có thể bị

tuyệt chủng trong vòng 50 năm. Khu

rừng Khau Ca là vùng bảo vệ nghiêm

ngặt của Khu Bảo tồn Loài và Sinh

cảnh Voọc mũi hếch Khau Ca, tỉnh Hà

Giang, là nơi đang nuôi dưỡng khoảng

250 cá thể Voọc mũi hếch. Khau Ca

cũng là khu rừng có tính đa dạng sinh

học cao. Cho đến nay, đã ghi nhận

được hơn 470 loài thực vật bậc cao,

33 loài thú, 153 loài chim, 12 loài bò

sát và 10 loài ếch nhái.

Cho đến nay tôi đã có 3 chuyến ghi

hình tại Khau Ca vào các mùa khác

nhau để làm sao ghi hình được toàn

bộ cảnh quan và tính đa dạng sinh học

đang tồn tại nơi đây. Mùa mưa thì trơn

trượt, mùa khô thì nắng nóng nhưng vì

không có sông suối, lại ở xa khu dân

cư nên chúng đoàn chúng tôi phải ở

tạm lán của đội tuần rừng, nơi tập kết

đồ và ăn nghỉ của đoàn cách chân núi

khoảng 4 tiếng đi bộ.

Với số lượng thiết bị ghi hình

chuyên nghiệp và hiện đại, để ghi hình

các phim tài liệu về thế giới động vật,

tôi phải cần đến 10 người để hỗ trợ thồ

thiết bị lên lán tập kết và hỗ trợ đoàn

trong việc tác nghiệp hàng ngày. Ngoài

ra, chúng tôi còn được Tiến sĩ Lê Khắc

Quyết, chuyên gia về Voọc mũi hếch

cùng anh em tổ tuần rừng ở Khau Ca

hỗ trợ. Đoàn làm phim chúng tôi có 5

người, gồm quay phim, đạo diễn và lái

xe, lên Khau Ca trong chuyến công tác

dài ngày giữa tháng 6 vừa qua.

Voọc thường sinh sống ở

những nơi sâu xa nhất, ít dấu tích

Gian nan hành trình

t Voọc mũi hếch

10 ngày rong ruổi nơi núi cao, đèo sâu, trung bình mỗi ngày

băng rừng hơn 10km để lần theo dấu vết của đàn voọc - đạo

diễn Tài Văn (Phòng Môi trường - Ban Khoa giáo) chia sẻ về

chuyến tác nghiệp làm series phim tài liệu khoa học

Cùng Voọc mũi hếch khám phá rừng Khau Ca.

Đạo diễn kiêm quay phim Tài Văn

Đường lên cao nguyên đá

Phía sau màn hình