26
BTV Hoài An trò chuyện với GS. Edward
Martini, Trường ĐH Western Michigan
VTV
đối
thoại
Chuyến tác nghiệp của ekip tại Mỹ
gặp gỡ các cựu chiến binh cũng như
các luật sư người Mỹ
có gặp thuận
lợi không
?
Tháng 4/2017, ekip gồm hai biên tập
viên là tôi và Nguyễn Yến cùng quay
phim Quang Toàn đã lên đường tới Mỹ để
thực hiện một phần trong phim tài liệu về
chất độc da cam. Ngoài quay phim Quang
Toàn, người đã có một số kinh nghiệm tác
nghiệp tại Mỹ, hai thành viên còn lại đều
rất bỡ ngỡ vì lần đầu tác nghiệp tại địa
bàn xa xôi trong thời gian dài. Suốt hành
trình 30 ngày, ekip đã đi qua tổng cộng 5
bang tại bờ Đông nước Mỹ: New York,
Thủ đô Washington, Texas, Wisconsin,
Michigan - phỏng vấn những nhân chứng
trong vụ kiện da cam 1979 - 1984 của các
cựu binh Mỹ, bao gồm nhiều cựu binh,
luật sư, nhà sử học, các nhà nghiên cứu
đồng thời thu thập tư liệu tại các trung
tâm lưu trữ tại Mỹ.
Điều khó khăn nhất trong quá trình tác
nghiệp là mọi liên lạc đều phải thực hiện
từ Việt Nam qua thư điện tử và điện thoại,
kể cả thuyết phục nhân vật trả lời phỏng
vấn. Tại mỗi địa điểm, ekip chỉ có 2 - 3
ngày tác nghiệp trước khi di chuyển sang
địa điểm tiếp theo, vì vậy việc bố trí lịch
trình hợp lí là vô cùng quan trọng.
Hàng chục nghìn cựu
chiến binh Mỹ đã cùng
kí tên kiện các công ty
hóa chất vì họ đã bị
nhiễm chất độc da
cam trong cuộc
chiến tranh xâm
lược Việt Nam, để lại
di chứng nặng nề cho
chính h
ọ
và thế hệ con
cháu. Song song với đó
là vụ kiện của các cựu
chiến binh Việt Nam
đối với các công ty hóa
chất Mỹ. Bộ phim đặc
biệt này sẽ đem đến cái nhìn đa chiều và
khách quan về hành trình đi tìm công lí
đầy cam go này?
Việc đấu tranh đòi quyền lợi vì phơi
nhiễm da cam của cựu binh Mỹ đã bắt đầu
từ khoảng năm 1978 và đánh dấu bằng
vụ kiện tập thể với sự tham gia của hàng
chục nghìn cựu binh vào năm 1979. Tại
Việt Nam, năm 2004, Hội nạn nhân chất
độc da cam Việt Nam cũng đã lên đường
sang Mỹ để kiện các công ty hoá chất.
Hành trình của các cựu binh Mỹ cũng như
các nạn nhân da cam Việt Nam có nhiều
điểm chung, cả hai bên đều mong muốn
đấu tranh vì công lí, vì sự thật trong vấn
đề da cam. Bên cạnh đó, cũng
có nhiều điểm khác biệt,
những tình tiết mà khán
giả chưa biết rõ về hai
vụ kiện này. Vì vậy,
ekip mong muốn có
thể đem đến những
góc nhìn chân thật
nhất, đa chiều và
khách quan nhất về
hành trình công lí của
cả hai phía - Việt Nam
và Mỹ.
Ekip làm phim
đã có những ấn tượng
đặc biệt nào về các
cựu binh Mỹ và Việt Nam? Hẳn phim
đã
khai thác được nhiều câu chuyện cảm
động về nỗi đau da cam?
Hé mở hậu trường sản xuất phim về
“bóng ma da cam”
Ekip làm phim tài liệu về chất độc da cam của Ban Truyền hình
Đối ngoại vừa có hành trình một tháng đi dọc 5 bang miền Đông
nước Mỹ tìm các nhân chứng sống của vụ kiện các công ty hóa
chất của Mỹ. Suốt 2 năm trời theo đuổi một đề tài tưởng như đã
cũ, những người làm phim sẽ làm sáng tỏ nhiều câu hỏi về
“bóng ma da cam” vẫn còn tồn tại của cuộc kháng chiến chống
mỹ. Biên tập viên Hoài An có những hé mở về hậu trường sản
xuất trước khi bộ phim lên sóng VTV đặc biệt vào ngày 9/8.
BTV Nguyễn Yến phân loại tư liệu
tại Kho tư liệu Wisconsin