Table of Contents Table of Contents
Previous Page  21 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 21 / 92 Next Page
Page Background

với biển đảo quê hương, và cũng vinh

dự là BTV dẫn thời tiết đầu tiên được

đến với Trường Sa thân yêu. Biết bao

cảm xúc sau chuyến đi ý nghĩa này, đầu

tiên, đó là sự tự hào: tự hào khi được

đặt chân lên một phần máu thịt của dải

đất hình chữ S; tự hào khi được gặp các

chiến sĩ hải quân - những người lính

biển ngày đêm bảo vệ chủ quyền biển

đảo của Tổ quốc. Tôi vẫn nhớ như in

cảm giác khi tàu đến đảo đầu tiên - đảo

Song Tử Tây. Lúc mới thấy đảo thấp

thoáng ở phía xa trong lòng bỗng thấy

thân thương đến lạ, có cái gì đó nghẹn

lại như người con xa nhà lâu ngày được

trở về. Để rồi, khi được đặt chân lên

mảnh đất giữa trùng khơi mới như vỡ oà

“đảo là nhà, biển cả là quê hương”.

Hành trình của bạn qua những

đảo nào? Thời tiết có thuận lợi không?

Tổng hải trình là hơn 1.200 hải lí

(tương đương khoảng 2.100km), tàu

xuất phát từ cảng Cát Lái và cập bờ ở

cảng Nha Trang, trong vòng 18 ngày.

Có thể nói, chuyến đi này gần như dài

nhất trong các đoàn công tác tới Trường

Sa. Chúng tôi được đến với các đảo phía

Bắc, bao gồm đảo nổi là: Song Tử Tây,

Sơn Ca, Nam Yết, Sinh Tồn, Sinh Tồn

Đông và đảo chìm Leo Đao, Cô Lin, Đá

Lớn. Hành trình của chúng tôi tương đối

thuận lợi về mặt thời tiết. Trong 18 ngày

thì có khoảng 6 ngày biển động, có mưa

giông, sóng mạnh, phần nào ảnh hưởng

đến sức khoẻ. Dù vậy, tôi đã có những

trải nghiệm thời tiết trên biển một cách

trực quan và cảm nhận thực tế để có thể

đưa vào các bản tin thời tiết.

Chắc hẳn, đây là chuyến tác

nghiệp ấn tượng nhất của Quỳnh Hoa

từ trước đến nay?

Với tôi, đây không chỉ là chuyến tác

nghiệp ấn tượng nhất từ khi vào nghề đến

nay mà có lẽ là chuyến đi để đời. Ngoài

việc tác nghiệp, tôi đi để học hỏi, để cảm

nhận. Và hành trình lần này đã cho tôi

những bài học, trải nghiệm quý giá.

Những kỉ niệm đáng nhớ của

bạn trong chuyến đi này là...?

Tôi muốn chia sẻ về kỉ niệm cùng

tham gia nấu bếp tại đảo Đá Lớn. Hôm

đó, đoàn công tác được yêu cầu tự tay

nấu bữa trưa tại đảo thay vì các chiến sĩ

chuẩn bị sẵn để tiếp đón đoàn. Dù thời

gian ở trên đảo không quá lâu nhưng

qua một bữa cơm nấu cùng người lính,

tôi càng hiểu sâu sắc hơn những vất vả,

thiếu thốn của cuộc sống nơi biển đảo.

Bữa cơm rất ngon và sẽ là bữa ăn nhớ

mãi đến sau này. Chuyến đi còn cho tôi

có cơ hội được gặp gỡ các bạn sinh viên

Đại học Sư phạm Huế, được học hỏi

thêm từ những người đồng nghiệp ở Đài

Truyền hình TP HCM, Đài Truyền hình

Hà Nội, Thông tấn xã Việt Nam.

Hẳn là các chiến sĩ trên các

đảo

đã nhận ra “người quen” trên sóng

VTV?

Gần như đến đảo nào tôi cũng đều

được nhận câu hỏi, lời chào đón hân

hoan từ các chiến sĩ hải quân: “Có phải

Quỳnh Hoa thời tiết đây không nhỉ?”.

Thực sự Quỳnh Hoa vừa vui, vừa có

chút bất ngờ vì Quỳnh Hoa xuất hiện

trước mắt các anh lính không được long

lanh như khi lên sóng. Lên đảo, gặp

mọi người ai nấy đều tay bắt mặt mừng

như gặp người thân quen của mình, chứ

không phải một người nổi tiếng. Có đôi

lúc, các anh còn “yêu cầu” dẫn ngay

bản tin thời tiết tại hiện trường. Các anh

cũng rất hóm hỉnh khi chia sẻ, nhận xét

“phần thể hiện” của tôi. Chiến sĩ ở ngoài

đảo xa luôn luôn quan tâm tới tình hình

thời tiết, bởi đây là yếu tố quan trọng,

ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của

người lính biển. Vì thế mà người dẫn

thời tiết cũng được các anh quan tâm

đặc biệt hơn. Trong cuốn sổ lưu bút nhỏ

của tôi, các anh vẫn không quên viết lại

đôi lời rằng: “Các chiến sĩ Trường Sa

rất mong chờ Quỳnh Hoa lên sóng trong

các bản tin thời tiết”. Đó là niềm hạnh

phúc vô bờ với tôi, một sự cổ vũ chân

tình từ “những khán giả đặc biệt” dành

cho tôi, để tôi ý thức sâu sắc rằng mình

luôn luôn phải làm tốt công việc.

Những trải nghiệm của chuyến

đi có đem đến cho bạn thay đổi nào đó

về nhận thức hay nghề nghiệp?

Chắc chắn là tôi đã có nhiều thay đổi

tích cực hơn trong cả nhận thức lẫn kĩ

năng nghề nghiệp. Chuyến đi Trường

Sa không đơn giản là một hành trình

trải nghiệm mà là một hành trình kết nối

biển đảo với đất liền. Bản thân tôi hay

bất cứ ai trong chuyến đi lần này đều

sẽ là một tuyên truyền viên tích cực,

làm lan rộng tình yêu biển đảo, khẳng

định chủ quyền của Tổ quốc. Về nghề

nghiệp, tôi hiểu rõ hơn, ý thức sâu hơn

rằng ở giữa trùng khơi, người lính cần gì

ở chúng tôi - những người làm thời tiết

để mình truyền tải đúng nội dung, mang

đúng thông tin góp phần hỗ trợ cho các

chiến sĩ hải quân công tác tốt nơi đầu

sóng ngọn gió.

Cảm ơn Quỳnh Hoa!

Thao Giang

(Thực hiện)

Quỳnh Hoa trong chuyến tác nghiệp ở Trường Sa

21