Table of Contents Table of Contents
Previous Page  25 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 25 / 92 Next Page
Page Background

25

vì đi máy bay vì muốn hành trình sẽ

giúp ông kể lại trọn vẹn những kí ức của

mình cho những người thân trong gia

đình. Trong kí ức của ông, ngoài những

công việc và nhiệm vụ phải làm còn có

món nợ ân tình với những ân nhân đã

cứu mạng ông. Chúng tôi đã theo chân

ông và các đồng đội trở về thăm căn cứ

kháng chiến Khu 5 - Nước Oa, Trà My.

Đây là nơi ông vinh dự được Bí thư Khu

ủy Võ Chí Công và Tư lệnh Quân khu

Chu Huy Mân đích thân giao nhiệm vụ

xuống chiến trường Quảng Đà tổ chức

một Đội TNXP vũ trang diệt Mỹ, hoạt

động sâu trong các đô thị vùng địch kiểm

soát. Cùng

Chuyến tàu về miền kí ức,

ông

Liên đã được gặp lại nhiều đồng đội năm

xưa. Dù tuổi đã cao, trong người còn

mang thương tích nhưng khí thế thanh

niên xung phong trong họ không hề giảm

sút. Trong những giây phút thiêng liêng

đó, ông Liên trao lại cho con trai cuốn

nhật kí ông viết về cuộc đời TNXP của

mình với hi vọng các con cháu sẽ thay

mặt ông viết tiếp những trang sử hào

hùng của một thế hệ thanh niên mới đầy

khí thế và trách nhiệm.

Nhân vật thứ ba của hành trình

Chuyến tàu về miền kí ức

là chị Nguyễn

Thị Lý. Năm nay chị gần 60 tuổi nhưng

vì mang nhiều bệnh tật trong người nên

trông chị có vẻ già hơn tuổi. Từ lúc cuộc

chiến tranh biên giới Tây Nam kết thúc

đến nay, mỗi lần nhắc đến quá khứ, chị

vẫn không thôi ám ảnh về những gì mà

mình đã trải qua. Chị là một trong hai

người sống sót của Đại đội 3, Trung đội 3

thuộc liên đội 303 trong cuộc chiến tranh

biên giới chống quân Pôn Pốt. Trung đội

có 26 đội viên thì 24 người đã bị quân

Pôn Pốt tàn sát dã man. Hầu hết các anh

chị em TNXP hi sinh khi đó đều có tuổi

đời rất trẻ, từ 17 đến ngoài 20. Cho đến

bây giờ và mãi mãi về sau, chị Lý không

bao giờ muốn nhớ hay nhắc lại khoảng

thời gian kinh hoàng và ám ảnh cuộc đời

của chị như vậy. Chị nói với chúng tôi,

chị chỉ muốn nhớ lại những khoảng thời

gian đẹp đẽ của các anh chị em trong

Trung đội mà thôi. Khoảng thời gian

đó, chị và đồng đội đã cùng nhau sống

những khoảnh khắc đáng sống của tuổi

trẻ. Hôm chúng tôi đến, chị đang cùng

những người bạn đến trao quà cho các

cháu mồ côi không nơi nương tựa tại

làng trẻ SOS. Mỗi khi rảnh rỗi, chị chọn

cách đi làm từ thiện, gặp gỡ những mảnh

đời bất hạnh để phần nào xoa dịu sự ám

ảnh về cuộc chiến.

Những nhân vật của

Chuyến tàu về

miền ký ức

là hình ảnh đại diện cho ba

thế hệ TNXP đã sống và chiến đấu hết

mình với lí tưởng. Chúng tôi gọi họ là

những người lính quả cảm, bởi họ không

một ngày ở trong quân ngũ nhưng những

công việc hỗ trợ cho bộ đội trong chiến

trường của họ đã trở thành những chiến

tích huy hoàng như lời Đại tướng Võ

Nguyên Giáp từng nói: “Nếu không có

thanh niên xung phong thì bộ đội sẽ gặp

nhiều khó khăn”. Tôi tin rằng, những

câu chuyện mà các cựu TNXP kể sẽ trở

thành bài học cho các thế hệ thanh niên

hôm nay bởi đó không phải là nước mắt

mà họ nếm trải hay vinh quang mà họ

nhận được, mà là lí tưởng: Tuổi trẻ phải

dám dấn thân và hành động.

Nguyên Trang

(Ghi)

Đạo diễn trao đổi với ông Nguyễn Anh Liên

Ông Nguyễn Tiến Thụ bên cạnh quả bom bướm

Chị Nguyễn Thị Lý

Các đồng đội cũ xúc động khi gặp lại nhau