Previous Page  47 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 47 / 92 Next Page
Page Background

47

trang, âm nhạc trong thời đoạn sôi động

hào nhoáng ấy. Và dù có hòa nhập gì đi

chăng nữa thì cải lương vẫn là hồn cốt

của người Nam Bộ

Nghe nói, dự án này anh đã ấp

ủ trong một thời gian khá dài mới

bấm máy. Lí do bị vướng là do đâu,

thưa anh? 

Những đề tài văn hoá thường được

dán mác là buồn, chậm, sến nên trở

ngại nhất vẫn là vốn đầu tư làm phim.

Cả ekip quyết định tháng 9 này phim

mới khởi quay để tìm thêm vốn đầu tư

và làm tới nơi tới chốn những cảnh có

yếu tố lịch sử phức tạp. Tôi nghĩ, sự cẩn

trọng và tính toán chu đáo là cần thiết.

Diễn viên là một yếu tố không

nhỏ làm nên thành công của mỗi bộ

phim, trong quá trình tuyển chọn

diễn viên, anh và ekip

có khắt khe

quá không để chọn được diễn viên

phù hợp với hình tượng nghệ sĩ tài

danh xưa? Những diễn viên được

chọn có nhất thiết phải hiểu rõ giá trị

của cải lương? 

Chắc chắn rất khắt khe. Tôi là

người rất cực đoan trong khâu chọn

vai. Diễn viên tuyệt đối không được

phẫu thuật thẩm mĩ vì nếu thẩm mĩ sẽ

ảnh hưởng rất nhiều đến tính chân thật

trong việc hoá thân vào người xưa.

Tôi cùng ekip kiên quyết yêu cầu toàn

bộ diễn viên tìm hiểu, đọc, thậm chí

học hát cải lương. Làm về cải lương

mà không hiểu biết về lĩnh vực này là

một thất bại lớn vì diễn viên không có

sự phản ứng phù hợp sẽ không ra hồn

cốt của nhân vật.

Cải lương có một đời sống đặc

thù mà đỉnh cao là những gánh hát ở

thập niên 70 của thế kỉ trước. Anh đã

chọn kịch bản của nhà văn nào để

chuyển thể thành tác phẩm điện

ảnh? Anh có gặp những trở ngại nào

khi làm việc với tác giả không?

Tôi bắt gặp

Cuối mùa nhan sắc

của

Nguyễn Ngọc Tư từ rất lâu, thêm nữa,

tôi là dân sân khấu, chứng kiến sự suy

diễn sai lệch và sự héo mòn dần của

nghệ thuật di sản này nên từ 6 năm

trước đã ấp ủ làm phim về cải lương.

Truyện của Tư thật sự rất tinh tế và đa

chiều nhưng rõ ràng đó là những tác

phẩm mỏng về chất liệu cho điện ảnh

nên tôi xin ý kiến chị chỉ dừng lại ở

phóng tác và chị rất vui vẻ đồng ý.

Với gần 20 năm làm nghề, từng

là tác giả của nhiều kịch bản sân

khấu cũng như phim điện ảnh. Sao

anh không tự viết kịch bản cho

Gạo

chợ nước sông

?

Tôi sợ mình chủ quan nên quyết

định tách hẳn công việc viết. Tôi muốn

nhìn tác phẩm thuần tuý ở con mắt

đạo diễn. Là một đạo diễn, có kịch

bản hay, ưng ý, dù không phải mình

viết nhưng được thể hiện nó, cũng có

cảm giác hạnh phúc như chính mình là

“cha đẻ” vậy.

Hiện nay, cải lương đang là một

điều gì đó vừa quen vừa lạ với khán

giả trẻ, anh có tham vọng biến

Gạo

chợ nước sông

thành cầu nối cho

tình yêu cải lương, cải cách nó theo

sự tiến bộ? 

Tham vọng lớn nhất vẫn là sau khi

xem xong bộ phim người trẻ có cái nhìn

thật đúng về một loại hình nghệ thuật

đặc sắc của dân tộc. Họ ra khỏi rạp và

nhớ dân tộc mình có môn nghệ thuật

như thế là tôi nghĩ mình đã thành công.

Anh từng là nhà giáo, vậy tại

sao anh không tiếp tục công việc đó?

Phải chăng anh nhìn thấy cơ hội

trong sự nghiệp đạo diễn để rồi quyết

định “tấn công”nó? Hay chủ động

thay đổi để phù hợp với thời cuộc? 

Đó là một quá trình tận hiến. Ở đời,

ai cũng có nhiều kĩ năng và quan trọng

bạn chọn cái gì để đeo đuổi làm sự

nghiệp. Bạn phải nhận ra mình sẽ tận

hiến cái gì để mang lại hiệu quả nhiều

nhất cho xã hội. Với nghề giáo viên cao

đẹp, bạn có thể tiếp xúc với một giới

hạn nhất định qua bài giảng, nhưng với

một người làm phim, bạn nới rộng biên

độ đó gấp hàng trăm lần và đó cũng là

sự tiếp nối không đứt gãy trong tâm

niệm sống của tôi. Đó là mang cái đẹp

đi xa, lan toả càng rộng càng tốt.

Cảm ơn anh!

Hà Hương

(Thực hiện)

“Làm phim trong thời điểm này

rất khó và cạnh tranh khốc liệt,

đạo diễn bây giờ cũng chỉ là một

mắc xích trong guồng máy. Xác

định như vậy nên tôi luôn muốn

tạo ramột sức mạnh tập thể khi

làm phim. Có sự hài hòa và đồng

nhất đó thì sẽ tạo ra một bộ

phim hấp dẫn và lôi cuốn khán

giả”, đạo diễn Huỳnh Tuấn Anh.

ĐD Huỳnh Anh Tuấn (giữa) chỉ đạo diễn xuất trên phim trường

Bình tĩnh mà yêu