Previous Page  53 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 53 / 92 Next Page
Page Background

53

Night Football

(Trận đấu tối thứ Năm)

của Giải bóng bầu dục quốc gia NFL,

đã nhanh chóng chuyển hướng sang

bán quảng cáo ở địa hạt thể thao.

Trong vòng 5 năm trở lại đây,

quảng cáo trên truyền hình truyền

thống từ chỗ áp đảo dần trở nên lép

vế với quảng cáo trên nền tảng số.

Điều này đã sớm được các nhà truyền

thông tiên đoán, bởi vậy, các nhà đài

đều nuôi hi vọng bù đắp được khoản

doanh thu quảng cáo ngày càng teo

tóp bằng quảng cáo trên các ứng

dụng trực tuyến.

Theo báo cáo

của Viện Nghiên

cứu báo chí Reuters

hồi tháng 1/2017,

Google

Facebook chiếm tới

99% mức tăng

trưởng doanh thu

quảng cáo digital ở

Mỹ. Doanh thu

trong quý 3/2016

của Google đạt 9,5

tỉ USD, tăng 54% so với cùng kì năm

2015, còn Facebook cũng đạt mức

tăng trưởng 45% với 3,4 tỉ USD. Tổng

doanh thu của tất cả các công ty công

nghệ còn lại là 4,7 tỉ USD với mức

tăng trưởng 1%. Trong khi đó, quảng

cáo trên truyền hình truyền thống vẫn

tăng nhưng với tốc độ “rùa bò”. Năm

2017, năm kênh truyền hình hàng đầu

nước Mỹ thu hút khoảng 9,55 tỉ USD

từ doanh thu quảng cáo; năm 2016

con số này là 9,25 tỉ USD.

Cuộc dịch chuyển

Khi khán giả không còn mặn mà

với chiếc tivi để xem truyền hình nữa

thì cuộc đua của ngành truyền hình

cũng rẽ sang một “chiến trường” khác

trên màn hình điện thoại. Một thế hệ

chương trình truyền hình mới đang

dần được hình thành theo hướng phù

hợp với điện thoại thông minh, máy

tính. Netflix và Amazon là hai hãng

dịch vụ trực tuyến sớm tham gia vào

lĩnh vực này. Và sau đó, đến lượt các

hãng công nghệ khác cũng lần lượt

theo chân, ra lò hàng loạt thử nghiệm

trên nhiều định dạng khác.

Hai năm trở lại đây, các ông lớn

công nghệ liên tục tung ra chiêu mới

để áp đảo các nhà đài. Điển hình,

Facebook đã tổng tấn công vào truyền

hình trực tuyến bằng việc giới thiệu

tính năng xem truyền hình Watch; hay

Twitter hợp tác livestream với các đối

tác lớn, bao gồm nhiều chương trình

thể thao, phát sóng liên tục 24 giờ các

nội dung của kênh Bloomberg, hay

phát các chương trình buổi sáng của

BuzzFeed…

Chi phí sản xuất là vấn đề muôn

thủa gây đau đầu cho các nhà đài và

lại càng nan giải trong bối cảnh hiện

nay. Chính vì vậy, các nhà đài đang có

nhiều chiến lược chuyển hướng sản

xuất chương trình đa dạng hơn phù

hợp với xu thế công nghệ mới nhằm

thu hút quảng cáo. Đơn cử, HBO

phải bỏ ra số tiền gần 20 triệu USD

cho mỗi tập phim

Game of Thrones

mùa thứ 7 (Trò chơi vương quyền).

Khi xem xong mỗi tập phim này, khán

giả có thể chuyển qua xem chương

trình hậu kì

Talk the Thrones

(Nói

chuyện về Vương quyền) để tìm hiểu

về mọi khía cạnh của phim này. Nếu

như người ta chỉ có thể xem được

Game of Thrones

trên các kênh

truyền hình trả tiền như HBO, thì

Talk

the Thrones

lại được chiếu miễn phí

trên Twitter - do trang The Ringer sản

xuất và được tài trợ bởi gã khổng lồ

viễn thông Verizon. Tuy chỉ là một

talkshow trực tuyến, nhưng

Talk the

Thrones

đã thu hút được hàng trăm

ngàn lượt người xem.

Một nhân tố khác đang tác động

không nhỏ đến chiến lược thu hút

quảng cáo của các nhà đài là việc

thâu tóm, sát nhập với các hãng công

nghệ. Hiện tại, đại gia viễn thông

AT&T vẫn chưa từ bỏ ý định mua lại

hãng Time Warner. Trong khi đó, Walt

Disney cũng nhanh chóng hoàn tất

thủ tục thâu tóm hãng 21st Century

Fox sau khi đạt được thỏa thuận mua

bán hồi cuối năm ngoái thông qua

việc giao dịch cổ phiếu có giá trị lên

đến 52,4 tỉ USD. Hay Đài CBS đang

cố gắng giành giật sự kiểm soát khỏi

tay cổ đông chiến lược National

Amusements Inc. Việc sát nhập với

các hãng công nghệ chắc chắn sẽ làm

ảnh hưởng không nhỏ đến định hướng

và chiến lược thu hút quảng cáo của

các đài truyền hình hiện nay.

Diệp Chi

(Theo Recode)

Tính năng Watch trên Facebook

Chương trình Thursday Night Football trên Fox

Chương trình Talk the Thrones