Previous Page  29 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 29 / 92 Next Page
Page Background

29

điện ảnh phần lớn thuộc thể loại phiêu

lưu khám phá, trong đó, người chơi

phải hoàn thành những thử thách nhất

định trong một tập. Từ đó, bộ phim

điện ảnh được xem như tập đặc biệt của

chương trình. Các phim đã từng ra rạp

như:

Lạc hỏa nam nhi

(từ chương trình

Giọng hát nam sinh

),

Giọng hát Trung

Quốc - Vì em thay đổi

(từ chương

trình

Giọng hát Trung Quốc

),

Chạy

đi anh em

,

Bố ơi, mình đi đâu thế?

Sau thành công của mùa đầu tiên

Bố

ơi, mình đi đâu thế?

, Đài Truyền hình

Hồ Nam đã dựng phim điện ảnh cùng

tên năm 2014 và thu về 700 triệu tệ

từ phòng vé khiến sự kết duyên này

thu hút khá nhiều nhà sản xuất. Tháng

1/2015, bộ phim

Chạy đi nào anh em

cũng náo động phòng vé khi thu về 230

triệu tệ chỉ trong ba ngày đầu ra rạp.

Năm 2016, bộ phim

Thử thách cực hạn

được cải biên từ chương trình truyền

hình cùng tên ra rạp và nhanh chóng

nhận được phản hồi tốt. Bên cạnh

những mối quan hệ được thiết lập giữa

các nhân vật trong trò chơi như trước

thì bản điện ảnh khéo léo đưa vào nhiều

thử thách nhỏ, mánh khóe nhỏ, đồng

thời có nhiều chi tiết khiến khán giả

cảm nhận sâu sắc về tình anh em, đồng

đội của các diễn viên trong quá trình

vượt qua thử thách.

Phần lớn những khán giả yêu thích

các chương trình truyền hình gốc đều

ra rạp để theo dõi tập đặc biệt này. Tuy

nhiên, những bộ phim này chỉ có giá trị

trong nước mà khó có thể xuất ngoại

cũng như được giới chuyên môn công

nhận. Những nhà chuyên môn về điện

ảnh cho rằng, các tác phẩm này đánh

dấu sự thụt lùi về sáng tạo và chỉ đơn

thuần thỏa mãn sự hiếu kì của người

hâm mộ, dùng nghệ sĩ nổi tiếng để kéo

họ từ màn hình nhỏ đến màn hình lớn

mà thôi. Bởi vì đây chỉ là tác phẩm

chiều lòng khán giả, có tính ăn xổi chứ

không phải là một tác phẩm nghệ thuật

được đầu tư nghiêm túc. Bên cạnh đó,

không ít người cũng hài hước cho rằng,

các hạng mục tại giải thưởng điện ảnh

quốc tế hiện nay chưa có phần dành

cho tác phẩm chuyển thể từ truyền hình

thực tế. Vì thế, sự tồn tại của những

tác phẩm này bị nhiều người cực đoan

cho rằng đã làm tổn thương đến những

người làm điện ảnh chân chính. Họ

cho rằng, những bộ phim điện ảnh này

không có kịch bản sâu sắc, tính nhân

văn mà chỉ phụ thuộc vào sức hút của

những nghệ sĩ nổi tiếng tham gia trò

chơi để bán vé. Những bộ phim này

được thực hiện trong thời gian rất ngắn.

Trung bình cả bộ phim chỉ được quay

trong một tuần lễ, sau đó làm hậu kì

khoảng một, hai tháng là đã có thể ra

rạp. Trong khi nhiều đạo diễn phải

chuẩn bị vài năm, thậm chí cả chục

năm thì mới có thể đưa đứa con tinh

thần của mình đến với công chúng. Một

giám đốc công ty phát hành phim ở Bắc

Kinh nhận định, thể loại phim điện ảnh

từ truyền hình thực tế giống như thức

ăn nhanh. Dựa vào sức hút của chương

trình truyền hình nên có thể phát triển,

nhưng khi khán giả đã xem quá nhiều

trên ti vi thì sẽ trở nên nhàm chán, đồng

thời họ cũng sẽ không mặn mà với việc

mỗi năm phải bỏ thêm tiền để mua vé

xem phim ở rạp nữa.

Thế nhưng, không ít người cho

rằng, cách kết hợp này không phải quá

tệ. Hiện nay, truyền hình truyền thống

đang phải cạnh tranh khốc liệt với những

phương thức truyền thông đa phương

tiện. Do đó cần có những cách thức

quảng bá đặc biệt, đột phá để giữ thị

trường cho các chương trình truyền hình

truyền thống. Những bộ phim điện ảnh

xuất phát từ truyền hình thực tế, ngược

lại, sẽ thu hút khán giả truyền hình.

Chương trình truyền hình nấu ăn

12 vị phong đạo

của Tạ Đình Phong

thành công nhiều mùa liên tiếp cũng tạo

cảm hứng cho anh thực hiện bộ phim

Vua ẩm thực

(tên gốc

Quyết chiến thực

thần

) ra mắt năm 2017. Vai nữ chính

trong phim được giao cho Đường Yên,

vốn là một trong số các vị khách mời

nổi tiếng của

12 vị phong đạo

trước đó.

Tuy nội dung của bộ phim và chương

trình truyền hình thực tế không phải

hoàn toàn giống nhau nhưng không thể

phủ nhận, sự xuất hiện của cả hai đã

hỗ trợ rất tốt cho nhau. Bộ phim điện

ảnh đặt Tạ Đình Phong vào vị trí diễn

viên quen thuộc với khán giả nhưng

giúp anh phô diễn tay nghề nấu ăn cũng

như kiến thức về ẩm thực của mình đến

đông đảo quần chúng hơn. Nhiều khán

giả sau khi xem phim điện ảnh mới

biết được năng khiếu này của anh nên

sẽ tìm đến chương trình truyền hình để

được xem Tạ Đình Phong nấu ăn nhiều

hơn. Đây là tiền đề thuận lợi cho mùa

mới của chương trình

12 đạo phong vị

.

G.Trúc

(Tổng hợp)

CT Thử thách cực hạn

CT Thử thách cực hạn

CT Vua ẩm thực