62
PHÍA SAU MÀN HÌNH
Vĩnh Phú có thấy mình “thiệt
thòi” hơn các đồng nghiệp làm ở
mảng thông tin khác? Bạn đến với
lĩnh vực này từ bao giờ vậy?
Tôi bắt đầu làm phóng viên mảng
Môi trường vào năm 2009 khi thực hiện
chương trình
Việt Nam xanh
, đây là
chương trình bắt nguồn từ series
Đại
ngàn Trường Sơn.
Được gợi ý từ
nguyên Phó tổng GĐ Phạm Việt Tiến về
chương trình
Việt Nam xanh,
tôi và PV
Nguyễn Xuân Diệp cùng chuyên trách
thực hiện các chuyên đề phóng sự và
phổ biến kiến thức về tài nguyên thiên
nhiên Việt Nam. Tôi gắn bó với chương
trình đến nay đã tròn 10 năm. Đối với
mảng tài nguyên - môi trường, PV
thường phải tác nghiệp ở vùng sâu
vùng xa, vùng khó khăn nên sẽ vất vả
hơn các đồng nghiệp khác. Tuy nhiên,
với tôi, đó không phải là điều thiệt thòi
mà là cơ hội và thử thách với chính
công việc và bản thân mình.
Nhìn vào sức đi và các sản
phẩm đầy tâm huyết trên sóng truyền
hình VTV2 của Vĩnh Phú mới thấy,
nếu không có đam mê thì chắc hẳn
khó mà theo đuổi được nghề trong
thời gian lâu đến vậy?
Quả thực, nếu không đam mê thì
khó có thể đi một chặng đường dài đến
vậy. Nhìn lại hành trình 10 năm gắn bó
với nghề, tôi nghĩ rằng đó cũng là cái
nghiệp mà tôi có cơ hội được bén
duyên. Những cánh rừng, những dòng
sông ra biển lớn như tiếp sức và giúp
tôi hiểu, trân trọng những giá trị thiên
nhiên đem lại cho con người.
Môi trường luôn là vấn đề nóng
được cả xã hội quan tâm. Tuy nhiên,
để có được những phóng sự, phim
tài liệu chuyên sâu mang tính cảnh
báo và bảo vệ môi trường đòi hỏi
phóng viên phải có kiến thức cũng
như sự công phu trong việc nghiên
cứu tài liệu, phỏng vấn chuyên gia…
Bạn có thể chia sẻ đôi chút về những
công việc đặc thù này?
Đúng vậy, đây là một công việc đặc
thù mang tính chuyên biệt hơn các lĩnh
vực khác vì phải đi sâu tìm hiểu kiến
thức thông tin. Năm 2009, khi bắt đầu
chuyển sang lĩnh vực môi trường và
biến đổi khí hậu, tôi gần như chưa biết
gì về thông tin môi trường. Tôi bắt đầu
hành trình thu nạp kiến thức bằng cách
tham dự các buổi hội thảo chuyên đề về
môi trường, gặp gỡ các chuyên gia và
tự thu nạp kiến thức cho mình về các
lĩnh vực đó. Tôi nghĩ rằng, mỗi phóng
viên, ngoài các kĩ năng nhà trường
giảng dạy thì quá trình tự học vô cùng
quan trọng cho công việc của mình. Và
đây là cả quá trình diễn ra liên tục như
một dòng chảy trong suốt quá trình làm
việc của mình.
Vất vả là điều mà ai cũng nhận
thấy nhưng cái “được” của một
phóng viên môi trường là hiếm có
nơi nào trên đất nước chưa đặt chân
tới, điều này có đúng với Vĩnh Phú?
PV Hồ Vĩnh Phú
ĐỒNG HÀNH CÙNG
VIỆT NAM XANH
10
năm
LÀ NỮ PHÓNG VIÊN CÓ 10 NĂM THEO DÕI MẢNG MÔI
TRƯỜNG - THƯỜNG XUYÊN VẤT VẢ TÁC NGHIỆP Ở VÙNG XA
XÔI, LÊN RỪNG, XUỐNG BIỂN NHƯNG VỚI HỒ VĨNH PHÚ -
BAN KHOA GIÁO THÌ ĐÂY KHÔNG CHỈ LÀ THỬ THÁCH MÀ
CÒN LÀ CƠ HỘI ĐỂ CHỊ KHÁM PHÁ THẾ GIỚI…
Phỏng vấn Jake Bruno
của IUCN