Table of Contents Table of Contents
Previous Page  23 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 23 / 92 Next Page
Page Background

23

một tác phẩm điện ảnh. Trang phục của

các diễn viên loè loẹt, thiếu ấn tượng,

thậm chí là thô thiển, thể hiện sự thiếu

tôn trọng khán giả. Phục trang có vai trò

rất quan trọng, nó xuất hiện cùng với

diễn viên, với nhân vật trong từng cảnh

để tạo cảm xúc thẩm mĩ cho người xem.

Tuy nhiên, vấn đề này chưa thật sự

được các nhà làm phim Việt coi trọng.

Mới đây nhất,

Phượng Khấu

- bộ

phim của đạo diễn Huỳnh Tuấn Anh lại

gây tranh cãi khi cho ra mắt tạo hình hai

nhân vật Lệnh phi và Thành phi. Nhiều ý

kiến cho rằng, phục trang của hai nhân

vật này giống trang phục cổ của Trung

Quốc, cách trang điểm thì giống như

geisha của Nhật.

Phượng Khấu

là câu

chuyện về cuộc đời của Nghi Thiên

Chương Hoàng hậu Phạm Thị Hằng, Phi

tần của Hoàng đế Thiệu Trị và là mẹ ruột

của Hoàng đế Tự Đức. Bà được biết đến

rộng rãi hơn với danh hiệu Từ Dũ Hoàng

Thái hậu. Bộ phim sẽ khắc hoạ cuộc đời

bà từ khi còn làm phủ thiếp, sau đó trở

thành Nhị giai Thành phi rồi Nhất giai

Quý phi, được Hoàng đế Thiệu Trị cho

phép đứng sau ngai vàng để nghe

chuyện chính sự và cuối cùng trở thành

Hoàng Thái hậu của triều Nguyễn. Phục

trang của Phượng Khấu được thực hiện

bởi Ỷ Vân Hiên, đơn vị đi đầu trong việc

phục dựng cổ phục tại Việt Nam. Với đội

ngũ nhà nghiên cứu và thợ may lành

nghề, Ỷ Vân Hiên cam kết sẽ nỗ lực hết

sức để mang tới cho bộ phim những tạo

hình trang phục gần sát với lịch sử nhất.

Trước những ý kiến trái chiều của dư

luận, Ỷ Vân Hiên lập tức đưa ra những

tư liệu lịch sử để chứng minh

chiếc áo mà các lệnh bà mặc

là áo Nhật Bình, hoàn toàn

thuần Việt. Chiếc áo này

được sử dụng rộng rãi vào

thời nhà Nguyễn (phù hợp

với bối cảnh của bộ phim:

giai đoạn vua Thiệu Trị, Tự

Đức). Còn về cách trang

điểm của Lệnh phi và Thành

phi trong những bức hình đầu

tiên, dù có vẻ diêm dúa, kệch cỡm,

nhưng những tài liệu của nhà nghiên

cứu Trịnh Bách đã cho thấy đoàn phim

hoàn toàn bảo toàn yếu tố chân thật của

lịch sử nên mới sử dụng tạo hình này.

Qua đây có thể thấy có một thực

trạng đang tồn tại là, khi xem phim lịch

sử Việt khán giả cứ thấy giống phim

Trung Quốc, Hàn Quốc. Đạo diễn Trần

Lực cho rằng, việc khán giả ngộ nhận

như vậy một phần chính là do lỗi của

những người làm phim, người quản lí vì

đã không tuyên truyền về trang phục

truyền thống Việt Nam. Nghệ sĩ Kim

Phượng, người đã có hơn 40 năm may

trang phục cổ cho sân khấu - điện ảnh,

cho biết thêm: “Trang phục lịch sử của

Việt Nam và Trung Quốc cũng có nhiều

nét tương đồng, nếu không hiểu rõ rất dễ

bị nhầm lẫn. Trang phục của Việt Nam

đơn giản hơn Trung Quốc rất nhiều. Ví

dụ như trang phục phụ nữ Việt thường là

áo dài, váy và áo khoác, tay áo nhỏ.

Công chúa mặc áo khoác dài tới chân,

Hoàng hậu thì mặc áo dài qua đầu gối,

không chít eo, dưới là váy dài. Cung nữ

và người thường thì mặc áo dài cổ tim,

bên trong là yếm. Còn trang phục của

Trung Quốc thì kéo tà phết, tay áo rộng,

đồng thời còn có thêm thẻ trước, hủ bì

và dây lưng. Khi ra trận, tướng của

Trung Quốc mang giáp dài có dắt lông

trĩ, còn Việt Nam thì giáp ngắn có

mũi giáo…”.

Cái khó nhất hiện nay là chúng ta

đang thiếu một nguồn tư liệu nhất quán

và chính xác nhất về trang phục lịch sử

Việt qua các thời kì, điều này dẫn đến

việc bất cứ bộ phim lịch sử nào ra mắt

cũng đều gây ra những ý kiến trái chiều.

Tuy nhiên, theo ý kiến của tiến sĩ Nguyễn

Việt, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu

tiền sử Đông Nam thì, chúng ta làm phim

lịch sử chứ không phải phim tư liệu. Mục

đích là chuyển tải một khối lượng tư liệu

lịch sử qua ngôn ngữ điện ảnh nên

người làm phim hoàn toàn có quyền

sáng tạo cho đẹp hơn, hấp dẫn hơn, dựa

trên cơ sở tôn trọng lịch sử.

BẢO ANH

Phục trang trong

3D Cung Tâm kế

bị chê là loè loẹt, cẩu thả, thiếu tính thẩm mĩ

Phục trang trong phim Trạng Quỳnh dù được đầu tư

chỉn chu, đẹp mắt nhưng lại không giống với lịch sử

“Trang phục trong phim cần phải

đẹp để giúp khán giả dễ tiếp cận,

tuy nhiên vẫn phải gợi được cảm

giác về thời xưa cùng những nét văn

hoá Việt” – Đạo diễn Đức Thịnh.