70
VTV
Phía sau
Màn hình
Lấy nhà tù làm bối cảnh
Let’s Live a Good Life
(Hãy sống
lương thiện), chương trình truyền hình
thực tế về đề tài tội phạm đầu tiên của
Hàn Quốc, đang vấp phải nhiều chỉ trích
khi lấy toà án và nhà tù làm bối cảnh để
ghi hình. “Nhà tù không phải là bối cảnh
thích hợp để quay chương trình thực tế.
Nếu chương trình cho thấy đây là một
nơi đáng sống thì vô cùng nguy hiểm mà
ngược lại thì cũng là điều không nên.
Đây không phải là vấn đề nên khai thác
vì không mang lại điều gì tích cực cho
đất nước và cộng đồng” - một nhà văn
hoá Hàn Quốc bày tỏ quan điểm. Một
số khán giả cũng cho rằng, trẻ em có lẽ
là những người bị ảnh hưởng mạnh nhất
khi xem chương trình này. Với nhận thức
non nớt, các bé sẽ nghĩ rằng cuộc sống
trong tù có vẻ… vui”.
Let’s Live a Good Life
do YG
Entertainment đầu tư sản xuất, với sự
góp mặt của đạo diễn được yêu thích
Kim Jong Min. Đích thân đạo diễn Kim
Jong Min và ca sĩ Don Spike, thành viên
của nhóm nhạc WINNER là nhân vật
trải nghiệm. Họ sẽ trải nghiệm tất cả các
quá trình, từ tạm giam, xét xử và cuộc
sống trong tù. Để trấn an khán giả, đại
diện nhà sản xuất cho biết, mục tiêu của
chương trình là tôn vinh những người
làm việc trong trại giam, đồng thời kêu
gọi mọi người thượng tôn pháp luật. Tuy
nhiên, các nhà phê bình văn hoá lại tỏ
ra nghi ngờ điều này. Theo lập luận của
họ, nếu xem phim truyền hình, khán giả
hiểu rằng đấy chỉ là hư cấu thì truyền
hình thực tế lại không như vậy. Những
chương trình thực tế thường không có
kịch bản sẵn, nội dung mang chất liệu
thực tế nên luôn mang lại cảm giác chân
thật cho người xem. Khán giả tin rằng,
những gì họ nhìn thấy là thật, vì vậy,
tác động của một chương trình truyền
hình thực tế đối với người xem, đặc
biệt với trẻ em là rất lớn. Không như
mục đích mà nhà sản xuất muốn truyền
Giới hạn của
sự sáng tạo
Cặp vợ chồng nổi tiếng Jang Shin
Young và Kang Kyung Joon trong
chương trình Same Bed: Different
Dream 2: You Are My Destiny
Cùng với âm nhạc và phim ảnh, chương trình truyền hình
thực tế cũng là thế mạnh của Hàn Quốc. Mức độ phủ sóng của
các chương trình này lan rộng khắp châu Á, thậm chí nhiều
quốc gia còn mua bản quyền về làm lại. Người Hàn có sức
sáng tạo vô hạn, họ có thể nghĩ ra rất nhiều chủ đề khác
nhau, phù hợp với mọi đối tượng khán giả. Cũng vì liên tục
phải tạo ra những format mới nên nhiều chương trình khi
lên sóng đã vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ của người xem vì
mang lại những hiệu ứng tiêu cực.