67
Hình như trước đây bạn là
gương mặt quen thuộc của Ban Biên
tập truyền hình Cáp?
Tôi chuyển sang Ban Sản xuất các
chương trình Thể thao từ tháng 3/2017.
Trước đó, tôi có thời gian hơn 3 năm
làm cho Ban Biên tập truyền hình Cáp.
Mọi thứ cũng bắt đầu từ suy nghĩ khá
đơn giản. Sau 3 năm làm một chỗ, tôi
muốn dịch chuyển, thử thách bản thân
ở môi trường mới hơn và để xem liệu
mình còn có thể làm thêm được những
gì nữa. Việc chuyển sang Ban Thể thao
còn là hành trình để tôi tìm lại chính
mình: năng động và nhiệt huyết của
ngày xưa. Đến bây giờ, mọi thứ đang
diễn ra quá sức tưởng tượng của bản
thân, tôi được làm rất nhiều việc trước
kia chưa từng.
Nhưng phụ nữ làm thể thao
chưa bao giờ là dễ dàng…?
Vâng. Thầy cô, bạn bè biết tôi làm
thể thao thì trêu dữ lắm. Ngày đi học,
tôi sợ nhất là môn thể dục. Nhưng nói
vậy không có nghĩa là sợ thể thao nhé,
trận nào Đội tuyển Việt Nam thi đấu
tại sân vận động Mỹ Đình, tôi hầu như
đều có mặt. Tôi không chỉ là người
dẫn chương trình mà còn tham gia sản
xuất tin bài, đó mới là điều để lại cho
tôi nhiều kỉ niệm. Nhiều vận động viên
thể thao có hoàn cảnh khó khăn, mỗi
người mỗi vẻ. Nhìn một vận động viên
hụt huy chương, chúng ta chỉ có cảm
giác tiếc nuối nhưng với bản thân họ,
đằng sau đó là câu chuyện dài lắm. Bên
cạnh công sức, còn là hi vọng. Từ việc
nếu có huy chương Vàng, tiền thưởng
sẽ nhiều hơn, giúp đỡ được cho bố mẹ
nhiều hơn, đó là ước mong chính đáng
và cũng rất đời thường. Đôi khi, hiểu
được sự giản dị ấy, những góc khuất ấy
mình lại có thêm nhiều cảm xúc để làm
việc, để hoàn thành tốt nhất công việc.
Theo bạn, đâu là thế mạnh của
một người phụ nữ làm thể thao?
Tôi thấy may mắn vì là phụ nữ để
được nhìn vấn đề theo một cách mềm
mại và đời thường. Còn cảm hứng của
tôi thì đó chính là các VĐV. Mỗi năm,
thể thao có bao nhiêu giải đấu, mỗi tấm
huy chương là một câu chuyện, mỗi sự
cố gắng dù được đền đáp hay không
cũng luôn mang lại cho tôi nhiều
suy nghĩ.
Nhiều khán giả muốn biết, MC
của những chương trình thể thao
Ngọc Anh ngoài đời có yêu thể thao
không? Bạn yêu thích nhất môn gì?
Tôi thích xem điền kinh và bơi. Hai
bộ môn này có thời gian thi đấu ngắn,
khoảnh khắc giữa chiến thắng - thua
cuộc đến ngay tức thì, chính vì thế mà
cuộc đua cũng trở nên gay cấn. Tôi
ý thức được tập thể thao là cần thiết
cho cuộc sống, nhưng thú thật, công
việc ở Đài chiếm khá nhiều thời gian
và có đặc thù riêng.
Có khi giờ mọi người
đến phòng tập, mình
đang miệt mài với bản
tin. Nhưng tôi cũng
cố gắng để tập yoga -
môn mình theo đuổi
từ lâu, hoặc đôi khi là
gym nữa.
Trải qua hơn
bốn năm gắn bó với
truyền hình, theo
bạn, để dẫn chương
trình thành công
cần phải có tố
chất gì?
Với MC nữ ở
lĩnh vực thể thao,
tôi thích sự duyên
dáng của chị Quỳnh Chi và kiến thức
chuyên môn của chị Tiểu Huyền. Tôi
thích lối dẫn tự nhiên và ứng biến
nhanh của anh Quốc Khánh nữa. Mỗi
người sẽ có bí quyết riêng để thành
công, nhưng theo tôi, trước hết phải
có đam mê. Nếu không có đam mê và
thường xuyên tự tạo cảm hứng cho bản
thân, bạn sẽ không trụ lại được ở một
môi trường khác biệt với các công việc
khác về giờ giấc sinh hoạt, áp lực dư
luận, áp lực tin bài…
Ở Ban Sản xuất các chương
trình Thể thao đã có những MC nữ
rất thành công. Bạn có bao giờ bị áp
lực trước những thành công của đồng
nghiệp? Bạn sẽ tạo ra dấu ấn riêng,
phong cách riêng của mình là gì?
Môi trường tại Ban sản xuất các
chương trình Thể thao thật sự rất tuyệt.
Tất cả đều được trao cơ hội như nhau,
nhờ đó mọi thành viên luôn giữ được
cảm hứng nghề nghiệp. Tôi mừng cho
thành công của đồng nghiệp và không
thấy áp lực. Đó là những tấm gương để
tôi nhìn vào và học hỏi. Với tôi, để xây
dựng dấu ấn và phong cách bằng chính
sự cố gắng và cầu thị. Đó là những từ
tôi luôn tâm niệm khi làm bất cứ công
việc nào, dù là nhỏ nhất.
Cảm xúc của bạn khi dẫn
chương trình Gala vinh danh đội
tuyển tại sân vận động Mỹ Đình? Nó
khác gì so với những chương trình
thể thao mà bạn
đã dẫn?
Với tôi, ngày hôm
đó thật dài. Tôi kết
thúc ngày làm việc
hôm trước vào khoảng
23h đêm. Sáng hôm
sau tham gia khoảng
5 tiếng bình luận rồi
chạy vội ra sân Mỹ
Đình. Hôm đó mưa,
lạnh. Tôi dẫn mà chỉ
lo các cầu thủ đến
muộn vì tắc đường hay
vì mệt mà không lên
được sân khấu. Kịch
bản thay đổi liên tục.
Khi các em bước lên,
tôi mới thở phào. Các
em hỏi tôi: “Chị có lạnh không?”. Lúc
đó tôi đang lạnh run, thấy được quan
tâm thì vô cùng xúc động. Sau khi
chương trình kết thúc, anh chị em trong
Ban có mặt, người đưa áo, người đưa
khăn, bánh và nước. Với tôi, đó chỉ là
công việc. Niềm vui là có, phấn khởi
là có nhưng cảm xúc của những người
xung quanh mới là điều tạo nên sự
khác biệt mà tôi may mắn được nhận.
Sự kiện ấy cũng là ngày tôi cảm nhận
được khả năng đáng kinh ngạc của các
thành viên trong Ban. Trời mưa gió rét,
ai cũng mệt vì những ngày dài làm sự
kiện nhưng tất cả đều nỗ lực và hoàn
thành tốt.
Cảm ơn bạn!
Văn Hương
(Thực hiện)