Previous Page  61 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 61 / 92 Next Page
Page Background

61

20% cổ phần, mặc cho “cá mập” Linh

đề nghị: “300 nghìn USD đổi lấy 40%

sở hữu tại Hoozing” và “cá mập” Hưng

đề nghị: 7 tỉ đồng cho 30%, đồng thời

hứa hẹn giúp Hoozing vượt qua câu

chuyện “con gà - quả trứng”. Thương vụ

đã khép lại trong sự nuối tiếc của nhóm

“cá mập” và rất nhiều băn khoăn còn để

ngỏ. Phải chăng, chính sự ràng buộc

của nhà đầu tư “đến trước” từ Singapore

- người đang nắm giữ 15% cổ phần

Hoozing - nên những nhà khởi nghiệp

này đành “bó tay” trước đề nghị tưởng

chừng rất khó chối từ của các “cá mập”.

Công ty Đầu tư Phát triển thực

phẩm Thuận Thiên Thành - một doanh

nghiệp chỉ vừa 8 tháng tuổi với sản

phẩm “chào sân” là mứt mãng cầu xiêm

sấy dẻo cũng không thể gọi vốn thành

công bởi những kì vọng quá cao của nhà

khởi nghiệp. Ông chủ trẻ đến từ miền

Tây - Đặng Quý Ngọc khá tự tin với lời

gọi vốn 20% cổ phần để đổi lấy 20 tỉ

đồng. Tuy nhiên, với các “cá mập”, con

số 20 tỉ đồng tương ứng 20% cổ phần,

tức doanh nghiệp được định giá 100 tỉ

đồng là quá cao bởi viễn cảnh thị trường

còn khá mơ hồ. Vina Groups với mô

hình kinh doanh có cái tên khá lạ: “điện

tử hóa kinh tế” cũng là một dự án gây

tiếc nuối với khán giả. Nhóm nhà khởi

nghiệp mang đến

Thương vụ bạc tỉ

lời

mời gọi cho 2 dự án cùng lúc. Trong đó,

Vina Groups mong muốn có phần đầu

tư 500.000 USD cho 5% cổ phần và Dự

án kềm sạch Tek Nails tính bán 10%

sở hữu để đổi lấy 500.000 USD. Mô

hình kinh doanh quá phức tạp của Vina

Groups khiến các cá mập không thể

xuống tiền. Bên cạnh đó, kết quả kinh

doanh khá khiêm tốn của doanh nghiệp

trong khi đang âm vốn đến 5 tỉ đồng

cũng khiến các “cá mập” phải lắc đầu

bởi lo ngại nhà khởi nghiệp này có thể

còn lỗ vốn nặng hơn nữa nếu quá tham

vọng, dấn thân sang cả phân phối và sản

xuất khi nguồn lực có hạn.

Một số nhà khởi nghiệp khác lại

tham gia

Thương vụ bạc tỉ

chỉ để có

được cơ hội quảng bá miễn phí trên

truyền hình. Mới đây nhất là cô gái trẻ

Phạm Thị Bảo Nguyên với dự án Easy

Job như một ứng dụng “Uber việc làm”

cho người lao động phổ thông. Với lời

mời gọi vốn 10 tỉ đồng cho 15% cổ

phần của một doanh nghiệp hơn một

năm tuổi, Bảo Nguyên đã gây tò mò

cho nhóm “cá mập”. Với dự án này, các

“cá mập” đều chung quan điểm không

thể rót tiền cho thương vụ bởi định giá

doanh nghiệp phải dựa trên khả năng

sinh lời của đồng vốn. Trong khi đó,

Easy Job chưa giải quyết được mối hoài

nghi lớn nhất là khả năng nhà điều hành

ứng dụng sẽ sử dụng chính nền tảng

công nghệ của mình để lôi kéo người

lao động nhảy việc qua lại liên tục, gián

tiếp “làm bất ổn thị trường lao động”.

Và điều ngạc nhiên là Bảo Nguyên thậm

chí cũng nói không với cả “mồi câu” 50

tỉ đồng cho 40% vốn.

Shark Tank - Thương vụ bạc tỉ

vẫn

duy trì độ nóng với khán giả không

chỉ nhờ khiếu hài hước của nhà đầu tư

hay số tiền lớn mà còn bởi không khí

thương thuyết luôn chứa đầy bất ngờ.

Các “cá mập” chưa bao giờ hết chiêu

mới để “bắt mồi” trong khi các dự án để

lại những kinh nghiệm rất hữu ích về kĩ

thuật đàm phán và định giá cho thế hệ

nhà khởi nghiệp đang phát triển mạnh

mẽ tại Việt Nam.

Lê Hoa

An Sinh Xanh

Easy Job

Vina Groups

My Farm Asia