55
Tôi luôn tôn trọng sự khác biệt. Âm
nhạc cần có nhiều màu sắc, nhiều quan
điểm khác nhau thì mới thú vị và mới có
thể phát triển được. Tất cả các HLV đều
là đồng nghiệp của tôi và tôi trân trọng
những đóng góp của họ cho âm nhạc. Tất
nhiên, tôi cũng sẽ bảo vệ đến cùng quan
điểm nghệ thuật của mình.
Năm nay những thí sinh nào sẽ
được anh lựa chọn?
Điều này không thể nói trước được, ai
mang lại cho tôi cảm xúc thì tôi sẽ gạt cần.
Tôi có thể tự tin nói rằng, mình là người
hoàn toàn trong sáng với âm nhạc. Nên bất
cứ cuộc chơi nào tôi đều chơi một cách
vô tư, không có sự tiêu cực nào có thể tác
động đến tôi được.
Là một người làm việc khá ngẫu
hứng, với sáng tác, anh có ngẫu
hứng không?
Với sáng tác thì không, tôi luôn đặt
ra mục tiêu cho mình. Tháng 6 tới tôi và
nhạc sĩ Anh Bằng được đặt hàng viết một
vở nhạc kịch về vợ chồng A Phủ
.
Tây Bắc
đẹp vô cùng, nhưng bên cạnh vẻ đẹp là
những nỗi vất vả của người dân nơi đây.
Ví dụ như khi tuyết rơi, du khách cảm
thấy phấn khích nhưng bà con ở đó rất
đói vì rau cỏ hỏng hết… Cuộc sống có
nhiều góc nhìn, chúng ta nên có sự tinh
tế để cảm nhận và đồng cảm với mọi thứ
xung quanh mình. Điều này đặc biệt quan
trọng với những người làm nghệ thuật.
Sự tinh tế sẽ khiến cho âm nhạc của bạn
trở nên khác biệt.
Theo anh, thể loại nhạc kịch có
trở thành xu hướng được ưa chuộng
trong thời gian tới không?
Thể loại này buộc phải phát triển, và
sẽ phát triển rất mạnh vì đó là xu hướng.
Khi một bài hát không còn đủ để chuyển
tải thì buộc phải có một vở diễn. Tuồng,
chèo, cải lương chính là nhạc kịch của
Việt Nam rồi đấy.
Hiện nay, anh đang có cảm hứng
với đề tài gì?
Nói chung là chất liệu âm nhạc dân
gian của các vùng miền. Trước đây tôi
quan tâm tới đồng bằng Bắc Bộ, còn hiện
nay tôi đang khai thác mảng Tây Bắc,
nhạc của người Thái, người Mông. Chất
liệu âm nhạc của họ rất tuyệt vời, sức
công phá vô cùng khủng khiếp.
Điều gì khiến anh mê đắm với chất
liệu âm nhạc dân gian đến như vậy?
Vì tôi là người Việt Nam và nên có
sẵn trong người nền tảng văn hoá truyền
thống. Âm nhạc dân gian Việt Nam
không thua kém bất cứ quốc gia nào trên
thế giới, nhưng trong khi nước ngoài
đang khai thác rất tốt thì chúng ta lại để
ngày càng bị mai một đi. Âm nhạc dân
gian không có giáo trình, dạy hát là dạy
truyền khẩu. Khi nghệ nhân Hà Thị Cầu
mất đi thì coi như một thư viện về hát
xẩm bị đốt cháy... Quan họ Bắc Ninh
cũng vậy, càng ngày mất đi nhiều làn
điệu cổ. Muốn bảo tồn thì cần có một
chiến lược cụ thể và cần rất nhiều những
người tâm huyết.
Hiện nay, nhiều nhạc sĩ lồng ghép
âm nhạc dân gian vào trong các sáng
tác của mình, anh cảm nhận thế nào về
vấn đề này?
Thật ra, viết về âm nhạc dân gian rất
khó, vì nếu không khéo thì sẽ trở thành
người cải biên, người đặt lời cho âm nhạc
dân gian. Âm nhạc dân gian chỉ cần loáng
thoáng đâu đó thôi nhưng quan trọng là
các sáng tác của mình phải mang tính
Việt Nam, hay nói rộng ra phải mang tính
chủng tộc. Mỗi chủng tộc, mỗi đất nước
có những tinh tuý riêng và đó mới là cái
chúng ta có thể tự hào khi đi ra thế giới.
Sau
Tiếng khóc kêu trong hũ
được tổ chức vào cuối năm 2016, anh đã
có ý tưởng cho liveshow tiếp theo chưa?
Năm nay tôi dự định sẽ làm
Chợ của
mẹ
để giới thiệu 10 ca khúc mới nhất,
nếu xin được tài trợ thì sẽ tổ chức ở cả 3
miền, Bắc - Trung - Nam.
Xin cảm ơn anh!
Thu Trang
(Thực hiện)
Bốn "cánh tay gạt cần" của Sing My Song mùa thứ 2
Nhạc sĩ Lê Minh Sơn, cố vấn Nguyễn Cường và trò cưng Lê Hiếu
tại “trại sáng tác”, thử thách khó khăn nhất mùa đầu tiên