Previous Page  33 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 33 / 92 Next Page
Page Background

33

Vào một ngày đầu xuân, tôi tìm

về mảnh đất Sa Đéc thuộc tỉnh Đồng

Tháp, thăm lại ngôi nhà cổ của ông

Huỳnh Thủy Lê, nguyên mẫu nhân

vật nam chính trong tác phẩm

Người

tình

. Chuyến đi như một phần trong

hành trình tìm về một thời quá khứ của

mảnh đất Nam Bộ. Và không chỉ có

tôi, rất nhiều du khách phương Tây yêu

thích tác phẩm

Người tình

cũng thực

hiện những chuyến đi tìm về quá khứ

như vậy. Thời gian qua đi, song ngôi

nhà cổ của ông Huỳnh Thủy Lê vẫn

còn đó, như nhân chứng cho mối tình

bất diệt. Ngôi nhà tọa lạc tại số 255A

đường Nguyễn Huệ, phường 2, thành

phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. Ngôi nhà

được xây dựng năm 1895, được công

nhận là di tích cấp quốc gia năm 2009,

có lối kiến trúc kết hợp hài hòa giữa

Việt - Pháp - Hoa rất đặc biệt, được

tỉnh Đồng Tháp khai thác làm du lịch

và ngày thường vẫn tấp nập khách đến

viếng thăm. Ngoài vị trí thuận lợi, gần

đường, gần chợ, nhìn bên ngoài, ngôi

nhà có kiểu kiến trúc La Mã phục hưng

thế kỉ XVII, bên trong nhà lát bằng gạch

mang từ Pháp sang. Nhà lại có 3 gian

giống truyền thống của người Việt, song

trang trí, và bàn thờ trong nhà lại theo

kiểu người Hoa, đặc biệt ngôi nhà trũng

ở giữa theo phong thủy là để cho tiền

bạc đọng về. Trên tường nhà treo chân

dung gia đình ông Huỳnh Thủy Lê trong

những bộ trang phục lịch lãm, ra dáng

nhà giàu có hồi đầu thế kỉ XX. Người

đàn ông nho nhã, đẹp trai từ trên tường

bình thản nhìn xuống khách thăm viếng

ấy, có ai ngờ đã từng là một người tình

cuồng nhiệt.

Trong những cuộc trả lời phỏng

vấn, Marguerite Duras cho biết, trong

suốt thời thơ ấu ở Việt Nam, bà đã sống

với những đứa trẻ da vàng gầy gò, với

những người phục vụ bản xứ hiền lành.

Những khó khăn về vật chất, hoàn cảnh

thấp kém, người mẹ chỉ đi dạy những

trẻ em bản xứ, đã khiến cho gia đình

Marguerite Duras sống tách biệt với

những gia đình da trắng khác. Họ quá

nghèo so với những chủ đồn điền giàu

có, những viên chức Pháp phong lưu,

nhưng họ lại chưa đến nỗi đói ăn lam lũ

như những người dân bản xứ.  Vì vậy,

họ tồn tại chênh vênh trên ranh giới

giữa hai cộng đồng. Nhưng cũng chính

vì vậy, họ không xa lạ với đời sống của

người bản xứ và ở một chừng mực nào

đó, họ cảm thấy xứ sở này là một phần

trong đời sống của họ. 

Năm 1991, tác phẩm

Người tình Hoa

Bắc

ra đời. Một lần nữa, tâm hồn người

đàn bà da trắng Marguerite Duras lại

sống dậy những kí ức có từ hơn nửa thế

kỉ qua. Lối viết có nhiều khác biệt hơn,

pha trộn tính chất kịch bản phim, nhân

vật được xây dựng với cá tính mạnh mẽ

hơn. Thế nhưng, vẻ đẹp của miền đất

Nam Kỳ lục tỉnh vẫn được tái hiện vẹn

nguyên, tưởng như mới ngày hôm qua.

Đó là những đêm mùa khô, những cơn

gió mùa, âm thanh của đêm, tiếng người

nói, tiếng gọi trâu, đồng ruộng mênh

mang, xóm ghe thuyền... 

Bằng tác phẩm của mình, Marguerite

Duras đã lưu lại một phần dấu ấn văn

hóa của mảnh đất Nam Kỳ lục tỉnh

những năm đầu thế kỉ XX. Không ai biết

chắc trong tác phẩm của bà có bao nhiêu

phần trăm tự truyện và tình yêu với

người đàn ông Sa Đéc có thật đến mức

nào. Nhưng có một điều chắc chắn: tình

yêu của Marguerite Duras đối với miền

đất này là có thật.

Kiến trúc bên trong của nhà cổ Huỳnh Thủy Lê

Đồng Tháp

Hà Thanh Vân