31
nên chúng tôi buộc phải quay font xanh
và làm kĩ xảo. Bên cạnh đó, do sức ép
về mặt thời gian, bộ phận kĩ xảo xử lí
chưa thật tốt. Đây cũng là một bài học
kinh nghiệm cho tôi ở các dự án
phim sau.
Là một diễn viên có nhiều kinh
nghiệm diễn xuất nhưng nhân vật
Linh do chị thể hiện lại có nhiều phân
cảnh thể hiện sự lạc lõng qua nhiều
đoạn tự đọc suy nghĩ nội tâm lê thê,
gợi nhớ đến lối làm phim cũ kĩ của
nhiều thập niên trước. Phải chăng,
nhà sản xuất có ý đồ gì với cách thể
hiện này?
Tác giả kịch bản kiêm đạo diễn
Davina Hồng Ngân là người chịu trách
nhiệm toàn bộ nội dung và ngôn ngữ thể
hiện trong phim. Tôi tôn trọng ý đồ của
chị và luôn cố gắng bàn bạc để chọn ra
giải pháp tốt nhất. Với thời lượng của
một bộ phim chiếu rạp có độ dài 100
phút, rất khó để chúng tôi có thể truyền
tải hết nội dung cốt truyện, do đó đạo
diễn phải xử lí một số chi tiết để nhân
vật tự sự và chuyển cảnh thành các mốc
thời gian khác nhau. Thực sự, tôi rất
thích cách đảo ngược câu chuyện của
đạo diễn Hồng Ngân, đưa hiện tại lên
trước rồi chuyển sang chi tiết nhân vật
Linh bước lên máy bay sang Mỹ gặp
người chồng cũ và bắt đầu hồi tưởng về
cuộc đời của mình trong suốt 10 năm
với nhiều biến cố… Có thể một số khán
giả cảm thấy khó theo dõi câu chuyện
với cách thể hiện này, tuy nhiên, tôi nghĩ
rằng, nếu kể xuôi thì bộ phim sẽ mất
đi yếu tố hấp dẫn và bất ngờ ở kết thúc
của phim. Đặc biệt, tác giả muốn giấu
chuyện phim cho đến cuối phim mới
hoá giải tất cả những mâu thuẫn ở phần
đầu. Chỉ những khán giả xem kĩ và chịu
khó tư duy, để ý từng chi tiết nhỏ của
phim mới có thể hiểu hết ý đồ đạo diễn.
Là bộ phim mang đề tài y khoa
đầu tiên của Việt Nam có bối cảnh
quay phần lớn tại Mỹ, chị có thể chia
sẻ những khó khăn trong quá trình
thực hiện tại Mỹ?
Trong số gần 15 bộ phim tôi đã từng
sản xuất thì
Giấc mơ Mỹ
là bộ phim tiêu
tốn nhiều công sức và tiền bạc nhất.
Phần lớn bối cảnh phim được quay tại
nước ngoài, lại khai thác về đề tài y
khoa - một chuyên ngành không hề dễ
dàng chút nào. Trước khi đưa đoàn qua
Mỹ thực hiện, tôi đã sang đó nhiều lần
để khảo sát và nhờ người thân, bạn bè
đang sinh sống tại đó giúp tìm kiếm
bối cảnh. Sau khi mọi công tác chuẩn
bị hoàn tất, tôi mới bắt đầu đưa các
thành phần chính của đoàn phim sang.
Việc xin visa vào Mỹ cũng gặp nhiều
khó khăn, một số thành viên trong đoàn
không được cấp visa nên tôi phải thuê
thêm người tại Mỹ tham gia. Gần một
tháng quay tại Mỹ, chúng tôi liên tục
phải di chuyển rất nhiều thành phố khác
nhau, vượt qua những khó khăn và sự
khác biệt về múi giờ, thời tiết, đồ ăn,
thức uống, ngôn ngữ, sự thiếu thốn về
nhân sự và thiết bị máy móc... Quay
phim ở nước ngoài vất vả hơn rất nhiều
so với tại Việt Nam. Tất cả các thành
viên trong đoàn đều phải nỗ lực đến
300% sức lực của mình mới có thể hoàn
thành đúng tiến độ.
Gần đây, một bộ phim điện ảnh
Việt đã bị thất thoát doanh thu vì bị
quay lén trong rạp. Với
Giấc mơ Mỹ
,
chị đã lường trước và rút kinh nghiệm
như thế nào khi ra mắt tại Việt Nam?
Để ngăn chặn việc bị quay lén và
live stream trong rạp, chúng tôi đã làm
việc với đơn vị phát hành để có hệ thống
áp thu theo dõi, giám sát chặt chẽ trong
các cụm rạp. Bên cạnh đó, chúng tôi
cũng kí hợp đồng với các đơn vị trực
tuyến để bảo vệ bản quyền cho phim.
Từ
Lạc giới
đến
Giấc mơ Mỹ
,
theo chị, để đưa phim điện ảnh Việt
đến với thị trường nước ngoài cần phải
vượt qua những rào cản gì?
Hiện nay, phim điện ảnh Việt Nam
đã được sản xuất theo đúng tiêu chuẩn
quốc tế về kĩ thuật, do đó có thể đáp ứng
được các điều kiện của các rạp chiếu
phim ở nước ngoài. Về mặt nội dung,
tôi cho rằng, những tác phẩm nghệ
thuật mang yếu tố nhân văn với thông
điệp sâu sắc về số phận con người sẽ
dễ chạm đến cảm xúc của khán giả hơn
là những bộ phim hài hay giải trí đơn
thuần. Khẩu vị phim của khán giả trong
nước chưa chắc đã phù hợp với khán giả
nước ngoài. Mặc dù các tác phẩm của
tôi chưa thể gọi là hoàn hảo, nhưng tôi
vẫn cảm thấy rất tự hào khi bộ phim
Lạc
giới
và
Giấc mơ Mỹ
đã nhận được rất
nhiều phản hồi tích cực của khán giả khi
công chiếu tại hải ngoại. Qua những gì
tôi quan sát, thông qua các bộ phim, họ
hiểu hơn về đất nước và con người Việt
Nam cũng như quan tâm nhiều hơn đến
điện ảnh Việt Nam.
Xin cám ơn chị!
Diệp Chi
(Thực hiện)
Các cảnh trong phim
Giấc mơ Mỹ