32
VTV
Văn hóa
Giải trí
&
M
arguerite Duras
(1914 - 1996)
được biết đến
và được yêu mến tại Việt
Nam từ lâu.
Người tình
là
tác phẩm đoạt giải Goncourt
năm 1984 và góp phần đưa
tên tuổi của nữ văn sĩ lên
một tầm cao mới trên văn
đàn Pháp. Đến năm 1991,
bà viết tiếp tác phẩm
Người
tình Hoa Bắc
, kể tiếp câu
chuyện tình giữa cô gái Pháp nhỏ bé và
anh chàng người Hoa sống ở vùng
Sa Đéc.
Cốt truyện của
Người tình
khá
đơn giản. Một cô gái da trắng mười
lăm tuổi rưỡi gặp một chàng trai Hoa
kiều (nguyên mẫu là Huỳnh Thủy Lê,
con trai út của điền chủ Huỳnh Cẩm
Thuận ở Sa Đéc) trên một chuyến phà
qua sông. Họ là sự tương phản, quá đỗi
tương phản. Từ màu da, tuổi tác, cung
cách sống. Nàng là người Pháp thuộc về
giai cấp thống trị đất nước này, nhưng
nàng là một Pháp kiều nghèo và chàng,
người đàn ông da vàng lại quá ư giàu
có. Và rồi họ yêu nhau. Không một lời
giải thích tại sao tình yêu lại nảy sinh.
Không một lời giải thích tại sao họ lại bị
cuốn hút vào nhau không thể cưỡng lại
được. Có thể vì dòng sông Cửu Long cứ
trôi uể oải, có thể vì bầu trời thuộc địa oi
bức, có thể vì làn gió xứ nhiệt đới ngột
ngạt, có thể vì những đường phố Sài
Gòn hoa lệ làm người ta chợt mất tự tin
và cần tìm một ai đó để bám víu. Cũng
có thể vì chàng công tử Sa Đéc với vẻ
ngoài của người đàn ông từng trải, giàu
có, lịch lãm thật ra lại có trái tim yếu
đuối và dễ bị tổn thương.
Còn hơn là một tiểu thuyết,
Người
tình
chính là lời tâm sự đẹp đẽ, một hồi
ức của “tuổi hoa”, một mảnh đời kì lạ,
một tình yêu không thể quên của nữ văn
sĩ Pháp tài danh, như lời của chính bà
trong một cuộc trả lời phỏng vấn của
tuần báo “Le Nouvel Observateur”: “Tôi
không thể giải thích được rõ rệt tại sao,
chỉ cảm thấy nơi chốn chào đời ấy, với
tuổi nhỏ và tuổi trẻ tôi ở đó, càng về
cuối đời càng trở thành một hiện tại
sáng rỡ trong tôi, như đó là bản mệnh
tôi, như chính phần đời xa thẳm ấy tạo
ra tất cả những phần đời của tôi sau nó.
Và điều lạ lùng, cuốn sách này còn như
một chiếu sáng, một cắt nghĩa cho tất cả
những cuốn sách tôi đã viết ra”.
Người tình Sa Đéc là hình ảnh xuyên
suốt hai tác phẩm
Người tình
và
Người
tình Hoa Bắc
của Marguerite Duras.
Người đàn ông đó là biểu tượng cho một
Phương Đông xa xôi, huyền ảo, cuốn
hút, đủ sức hấp dẫn bất kì người phụ nữ
nào. Có thể nói, nếu không có chút hiểu
biết về mảnh đất Nam Kỳ thuộc Pháp
ngày xưa thì sẽ không cảm được
Người
tình
của Marguerite Duras. Sẽ không
hiểu được
Người tình
nếu không có dịp
đi ngang qua những chuyến phà trên
sông Tiền, sông Hậu. Cũng sẽ không
hiểu được
Người tình
nếu chưa một lần
đặt chân đến những thị xã hay thành phố
nhỏ nhắn, xinh đẹp, yên bình của miền
Tây, chưa một lần đặt chân đến những
dãy phố cổ ồn ào trong khu Chợ Lớn.
Marguerite Duras
Với hai tác phẩm
Người tình
và
Người tình
Hoa Bắc,
tình yêu chỉ là một cái cớ, một
sự khởi đầu cho những kí ức và nỗi nhớ
mênh mông về những con người, về vùng
đất miền Nam xa xôi diệu vợi, nhưng có
một phần đời của một người phụ nữ da
trắng, sau này là nhà văn nổi tiếng nước
Pháp, đã trôi qua ở đấy. Dưới cái nhìn
của Marguerite Duras, kí ức về miền đất
này mãi mãi là một kí ức đẹp và khó phai.
kí ức về mảnh đất Nam Kỳ lục tỉnh
Ở thế kỉ thứ XIX và sang đến thế kỉ XX,
một số nhà văn phương Tây hướng ngòi
bút của mình về những mảnh đất thuộc
địa xa xôi và đạt được thành công trên
nhiều phương diện. Khi nói đến những
trang viết về Đông Dương thời kì thuộc
địa, người ta hay nhắc đến tên tuổi của
nữ văn sĩ Pháp Marguerite Duras, với bộ
ba tác phẩm tiểu thuyết viết về Đông
Dương như:
Người tình
,
Người tình Hoa
Bắc
,
Rào chắn Thái Bình Dương
.
Bà Marguerite Duras
Tác phẩm điện ảnh được chuyển
thể từ tiểu thuyết Người tình có
nhiều bối cảnh được quay ở miền
Nam Việt Nam