53
đọc sẽ có cách hình dung nhân vật khác
nhau. Sau khi trao đổi với diễn viên và
đạo diễn để thống thất ý tưởng, lúc đó
tôi mới đưa ra tạo hình theo sáng tạo của
mình. Tất nhiên, tôi không thích bị đạo
diễn áp đặt.
Theo bạn, dòng phim nào, dạng
nhân vật nào thường tiêu tốn nhiều
công sức, thời gian, chất liệu hóa trang
nhất? Vì sao?
Điều đó còn phải phụ thuộc vào yêu
cầu của kịch bản, diễn viên nào đảm
nhận vai diễn, gương mặt diễn viên đó
có cần sự can thiệp của
hóa trang nhiều hay ít.
Cho nên, tùy vào yêu
cầu của phim thì mới
có thể sử dụng công cụ
và vật liệu gì.
Bạn có thể chia
sẻ những kỉ niệm đáng
nhớ nhất khi phụ trách
công việc này?
Kỉ niệm làm nghề
mà tôi nhớ nhất là tôi
phải thực hiện việc
đan bộ tóc giả (trong
2 ngày) cho nhân vật
do Hứa Vỹ Văn thủ
vai trong bộ phim
Lời
thú nhận của Eva
. Mọi người trong ekip
cũng phải ngạc nhiên về tốc độ đan tóc
giả của tôi. Khi phim phát sóng, không
ai nhận biết được cảnh quay nào dùng
tóc thật và cảnh quay nào dùng tóc giả.
Bộ phim nào, nhân vật nào để
lại nhiều ấn tượng và có nhiều kỉ niệm
khó quên nhất?
Bộ phim
Lập trình cho trái tim
phần
1 và nhân vật “Cá sấu chúa” do Quỳnh
Nga thủ vai đã để lại cho tôi nhiều kỉ
niệm nhất. Tôi phải hóa trang cho nhân
vật này có sự thay đổi ở nhiều giai đoạn
từ già đến trẻ chỉ trong một ngày quay.
Nhiều lúc cầm lịch quay mà tôi chỉ ước
mình có phép thuật để hô “biến” cho
nhanh. Còn nhân vật tiêu tốn thời gian
hóa trang của tôi nhất là Phong do Mạnh
Trường thủ vai trong phim
Tuổi thanh
xuân
phần 2.
Là chuyên gia hóa trang uy tín
của VFC, được biết, Phạm Thái cũng
thường tự “thí nghiệm” mình để có
được hình hài nhân vật hài lòng và an
toàn nhất? Chuyện đó diễn ra thế nào?
Cũng như tôi chia
sẻ lúc đầu, khó khăn
nhất đó là nguyên vật liệu hóa trang ở
Việt Nam không có nên tôi phải thay
thế bằng những nguyên vật liệu khác
để thể đáp ứng được yêu cầu và mong
muốn của đạo diễn và kịch bản. Vì thế,
tôi cũng phải thử cho mình trước khi áp
dụng cho diễn viên.
Những tình huống khó khăn
nào bạn đã gặp phải trong quá trình
làm nghề?
Tôi đã từng gặp những trường hợp
diễn viên trẻ không thực sự hiểu được
sự quan trọng của công việc hóa trang,
việc của tôi lúc đó là thuyết phục họ. Tôi
phải nói cho họ hiểu lí do tôi hóa trang
như vậy, vì sao tôi vẽ thế này không
vẽ thế kia, để kiểu tóc này cho họ mà
không để kiểu tóc kia… Dường như tôi
đã thành công với việc thuyết phục đó,
nên tất cả việc tạo hình nhân vật của tôi
vẫn diễn ra như tôi mong đợi.
Phạm Thái đã tham gia hóa
trang trong nhiều chương trình truyền
hình lớn đòi hỏi sự sáng tạo như:
Táo
quân, Ga la cười
hay dự án phim
Tuổi
thanh xuân.
Vậy theo
bạn, nhìn rộng ra, công
việc hóa trang trong
bối cảnh làm phim, làm
chương trình truyền
hình hiện nay có những
khó khăn, thuận lợi gì?
Để tham gia những
bộ phim dự án lớn và
những chương trình trọng
điểm trong năm, tôi rất
may mắn được các đạo diễn chọn mặt
gửi vàng. Vì thế mà áp lực tôi gặp phải
cũng rất lớn. Trong bối cảnh làm nghề
truyền hình như hiện nay, người “làm”
thì nhiều nhưng người có “nghề” thì ít.
Không phải cứ ai biết trang điểm cũng
được gọi là hóa trang. Khó khăn ở đây là
nguồn nhân lực có nghề đang rất thiếu.
Điều bạn mong muốn và ấp ủ
trong nghề hóa trang là gì? Bạn có thể
chia sẻ đôi chút về dự định, kế hoạch
làm việc sắp tới của mình?
Hiện giờ nhiều người có nhu cầu học
hỏi và làm công việc hóa trang nhưng ở
Việt Nam lại không có nơi đào tạo, không
có đầu vào. Họ yêu nghề nhưng không
biết khởi nghiệp từ đâu. Vì thế, điều mà
tôi luôn mong muốn là có trường lớp đào
tạo chính quy cho nghề hóa trang. Thời
gian tới, tôi đang nhận hai dự án phim
của VFC và cũng đang chuẩn bị cho lớp
đào tạo học viên về hóa trang cho những
ai yêu thích công việc này.
Cảm ơn Phạm Thái!
Thục Miên
(Thực hiện)
Phạm Thái hóa trang cho diễn viên Công Lý
trong CT
Gặp nhau cuối năm 2017
Hóa trang cho NSUT Xuân Hinh
trong Ga la cười 2017
Hóa trang cho diễn viên Nhã Phương trong
Tuổi thanh xuân 2