Previous Page  48 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 48 / 92 Next Page
Page Background

48

Một cảnh trong phim tài liệu

VTV

Phía sau

Màn hình

Hơn nửa năm tác nghiệp

Tự hào và sung sướng chắc hẳn

là cảm xúc của Bích Thủy khi đứa con

tinh thần của mình được phát sóng

trong khung giờ của

VTV Đặc biệt

. Ý

tưởng để thực hiện bộ phim này đến

từ đâu?

- Câu chuyện này đến với tôi khá tình

cờ khi tôi tìm hiểu đề tài cho chương

trình

Điều ước thứ 7.

Lần đầu tiên tiếp

xúc với nhân vật, họ để lại cho tôi ấn

tượng khá mạnh và tôi đã kể lại cho nhà

báo Lại Bắc Hải Đăng. Sau khi nghe tôi

kể, anh ấy khuyến khích tôi nên đăng

kí làm

VTV Đặc biệt

bởi những chi tiết

trong câu chuyện quá đẹp và có thể nghệ

thuật hóa nó được.

Được biết, bộ phim ghi hình trong

khoảng thời gian khá dài, quá trình

triển khai ghi hình bộ phim này chắc

hẳn để lại cho ekip nhiều kỉ niệm?

- Từ tháng 4 đến tháng 10/2016 là

khoảng thời gian cực kì quan trọng với

Khả Ái, bởi đây là thời gian em bước vào

kì thi tốt nghiệp THPT và thi đại học. Nỗ

lực suốt 18 năm học của Khả Ái, kết quả

nằm ở những tháng ngày này. Vì vậy,

làm sao để tác nghiệp nhưng không ảnh

hưởng tới sinh hoạt và học tập của Khả

Ái. Thời điểm Ái thi xong đại học, cả

mấy anh chị em cùng xúm lại giải đề thi,

“Chênh vênh”

khi đóng máy

Giấc mơ bay

Giấc mơ bay

- câu chuyện về

cô bé khiếm thính Khả Ái

vừa phát sóng trong khung

giờ VTV Đặc biệt tháng 2 vừa

qua, đã để lại nhiều cảm xúc

khó quên với khán giả

truyền hình. Bích Thủy, đạo

diễn của bộ phim tài liệu

này có tuổi đời khá trẻ, đây

cũng là bộ phim tài liệu đầu

tay mà cô thực hiện.

hồi hộp như chính con em trong nhà mình

đi thi vậy. Tìm cách giao tiếp, nói chuyện,

làm thân thậm chí phỏng vấn cô bé khiếm

thính này cũng là điều khó nhưng thú vị.

Ngoài nội dung, hình thức thể

hiện trong phim có gì đặc biệt? Điều

gì Thủy tâm đắc nhất khi thực hiện bộ

phim này?

- Có rất nhiều cảnh quay giấu mà

nhân vật không biết. Khả Ái là một cô

bé hoạt bát, đáng yêu. Tuy nhiên, em ấy

cũng có những lúc tự ti, sự tự ti ấy gây

ra hầu hết khó khăn trong quá trình làm

phim. Những lúc em ấy buồn, em ấy phản

đối máy quay một cách mãnh liệt. Điều

thú vị nhất là gần như toàn bộ thời gian

tác nghiệp, chúng tôi đều ở nhà của Ái.

Việc dựng máy quay giữa nhà lâu dần trở

thành thân quen với mọi thành viên trong

gia đình. Đôi khi họ không phân biệt

được chúng tôi có ghi hình hay không.

Đó là điều rất có lợi khi làm phim tài

liệu bởi chắc chắn chúng tôi sẽ ghi được

những câu chuyện rất thật, không hề diễn.

Luôn để cảm xúc dẫn đường

Phim tài liệu là một thể loại khó,

với Thủy thì sao?

- Đây là bộ phim tài liệu đầu tiên tôi

thực hiện. Thực sự là rất khó. Đối với tôi,

khó nhất là khi bắt đầu, những cảnh quay

đầu tiên. Tôi phải loay hoay suốt thời gian

dài để tìm ra lối đi, kịch bản phải thay đổi

nhiều lần. Nhưng điều thú vị của phim

tài liệu là, đôi khi chính nhân vật và câu

chuyện xảy ra mỗi ngày mà mình không

thể biết trước sẽ mở ra một lối đi hay.

- Họ và tên: Trần Bích Thủy - Sinh năm 1990

- Tốt nghiệp Học viện báo chí và tuyên truyền,

chuyên ngành Quay phim truyền hình

- Làm việc tại Ph ng ý tưởng và tổ chức sự kiện,

Ban sản xuất các chương trình giải trí đến nay

được hơn 6 năm. Từng làm các vị trí: Đạo diễn

các chương trình

SV2016

,

Điều ước thứ 7

, biên

tập các chương trình

Đón tết với VTV, Cà phê sáng

với VTV3, Đồ Rê Mí…