Previous Page  49 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 49 / 92 Next Page
Page Background

49

Một câu chuyện thú vị xảy ra giữa tôi

và Khả Ái trong ngày đầu tiên gặp nhau,

chính là chìa khóa mở ra thông điệp

đẹp nhất cho phim của tôi sau này. Tôi

tham gia chương trình

Điều ước thứ 7

từ

ngày đầu tiên nên sau này khi làm phim

tài liệu, gia đình Khả Ái đã nhận ra tôi.

Khả Ái kéo tay tôi hỏi riêng tôi một câu,

nó ám ảnh tôi đến bây giờ:

“Em có xem

Điều ước thứ 7

, số của chị Thúy Đoan

cũng giống như em, vậy tại sao em nói

được mà chị ấy không nói được, có phải

là do ba em thương em hơn không?”.

Thúy Đoan là Á hậu khiếm thính thế giới,

một nhân vật gây xúc động của

Điều ước

thứ 7

. Lúc đó, tôi không biết trả lời thế

nào, nhưng trong lòng đã định hình một

dòng chảy xuyên suốt, mình sẽ làm gì

với câu chuyện này. Vì vậy, theo tôi, điều

quan trọng nhất để làm nên một bộ phim

tài liệu thành công là cảm xúc, chính sự

ngây thơ, chân thật đã làm nên sức hấp

dẫn của phim này.

Gắn bó với chương trình Điều

ước thứ bẩy, chắc hẳn quá trình tác

nghiệp đã cho Thủy nhiều bài học

về nghề?

- Chắc chắn là như vậy. Sau hơn 100

số

Điều ước thứ 7

, nhiều bài học trong

quá trình tác nghiệp tại chương trình

truyền hình thực tế này đã giúp tôi rất

nhiều. Phim tài liệu cần một sự linh hoạt

để đón đầu những sự kiện có thể sẽ xảy

ra, đôi khi một khoảnh khắc chớp nhoáng

sẽ trở thành cảnh đắt nhất của phim.

Không chỉ đạo diễn mà quay phim cũng

cần rất tinh ý. May mắn là chúng tôi có

quay phim rất giỏi, nhiệt tình và rất hiểu

câu chuyện này. Chúng tôi đều là lính

mới, không có nhiều kinh nghiệm làm

phim tài liệu, vốn kiến thức học được từ

Điều ước thứ 7

đã giúp chúng tôi trong

nhiều trường hợp.

Mảnh đất nào là thế mạnh của

Thủy trong lĩnh vực truyền hình?

- Tôi rất thích được làm các chương

trình giải trí như

SV 2016

. Nhưng làm

phim tài liệu cũng có “chất gây nghiện”

riêng. Tôi nhận ra, tôi cũng thích những

tháng ngày miệt mài, gắn bó với một câu

chuyện nào đó, thấy mình như đang sống

ở một thế giới khác. Lúc phim đóng máy,

tôi cũng hơi “chênh vênh”. Tôi không

dám nhận đâu là thế mạnh của mình.

Nhưng tôi hi vọng sẽ sớm được bước vào

một thế giới mới khác nữa để tiếp tục

được miệt mài rồi “chênh vênh”.

Lê Hoa

(Thực hiện)

Ảnh:

Nhân vật cung cấp

Bộ phim

Giấc mơ bay

kể về câu chuyện của Khả Ái, một cô bé khiếm thính

18 tuổi và hành trình 18 năm giúp con tập nói của chú Trần Khương, cha cô bé.

Chú Khương có một ước mơ khi Khả Ái c n trong bụng mẹ là con gái sau này

sẽ trở thành diễn viên múa ballet. Đây không chỉ là câu chuyện về hành trình

tìm tiếng nói cho con mà c n là hành trình tìm lại ước mơ cho cha của một

đứa con có hiếu

. Giấc mơ bay

là cái tên nhiều ý nghĩa đối với câu chuyện của

cha con Khả Ái. Ngày trước, nhà của Khả Ái ở gần sân bay, hàng ngày chú

Khương vẫn bế con gái ra ngoài đường, chỉ lên bầu trời và nói “Máy bay kìa

con”, đến một ngày đứa bé chỉ tay lên bầu trời và nói “Bay, bay”, đó là từ đầu

tiên Khả Ái nói được trong đời và như chú Khương nói, đó là thứ âm thanh

hạnh phúc nhất. Cái tên “Giấc mơ bay” không chỉ nói về những giấc mơ sẽ

được bay lên mà c n nói đến thứ âm thanh đầu tiên quý giá ấy. Thông điệp của

bộ phim là: “Trên đời không có người khuyết tật, chỉ có những người có năng

lực khác nhau và phụ huynh chính là những người giúp cho những đứa trẻ trở

thành người có năng lực”.

Quay phim Bùi Việt Hưng đang tác nghiệp

Một cảnh ghi hình trong bộ phim

ĐD Bích Thủy (bìa phải) và

ekip chụp cùng nhân vật chính