Previous Page  29 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 29 / 92 Next Page
Page Background

29

sức ở nhiều loại vai đào thương, đào

lẳng, đào độc.

Trường hợp của Hồng Phượng, cháu

gái NSƯT Vũ Linh cũng là một ví dụ. Sau

đêm nhạc nho nhỏ của hai cậu cháu,

Hồng Phượng nhận ra mình rất thích bộ

môn nghệ thuật truyền thống nhưng cậu

Vũ Linh lại không đồng ý kèm cặp cháu

gái. Cô phải tự tập luyện rất lâu mới được

cậu ưng thuận. Nữ nghệ sĩ cho rằng, cải

lương không thể trở lại thời vàng son như

trước nhưng vẫn có một bộ phận công

chúng trẻ quan tâm. Các vở diễn cũng

được đầu tư công phu về trang phục, âm

thanh, ánh sáng theo nhu cầu khán giả

hiện đại. Hồng Phượng may mắn có

được sự ủng hộ của chồng là ca sĩ Long

Hồ. Anh trông con gái Ruby để vợ yên

tâm đi diễn hàng đêm để tiếp tục nuôi

dưỡng tình yêu nghệ thuật.

Cuộc đời của nghệ sĩ cải lương Bình

Tinh luôn thu hút sự quan tâm của công

chúng vì là hậu duệ của ông bà bầu đoàn

cải lương tuồng cổ Huỳnh Long danh tiếng.

Cha mẹ cô đều là nghệ sĩ, soạn giả nổi

tiếng. Ngay từ nhỏ, Bình Tinh đã được xem

là thần đồng cải lương của đoàn Đồng ấu

Bạch Long với lối ca diễn chắc nhịp, xuất

thần. Cô được NSƯT Vũ Linh, NSƯT Kim

Tử Long nhận làm con nuôi. Nhưng con

đường nghệ thuật chững lại khi Bình Tinh

lớn lên cũng là lúc cải lương gặp khủng

khoảng. Cô phải đi hát ở đình miếu, đám

ma, đám cưới để kiếm tiền. Hơn 30 năm

sau, cô mới trở lại

rạng rỡ trong một

chương

trình

truyền hình thực tế.

Từ đó cô được mời

làm HLV, giám

khảo, diễn kịch,

đóng phim sitcom… trên truyền hình. Thu

nhập từ nghề diễn ngày càng cao nên cuộc

sống gia đình dễ chịu hơn.

KHẲNG ĐỊNH CON ĐƯỜNG RIÊNG

Thừa hưởng khả năng nghệ thuật của

người thân nhưng không muốn trở thành

cái bóng là khao khát của nhiều nghệ sĩ.

Nhạc sĩ Nguyễn Quang thừa hưởng tình

yêu và lòng say mê âm nhạc từ cha là

nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9. Nguyễn Quang

cũng thừa nhận, mình không thể ngồi đàn

bài

Cô đơn

vì thường nhớ cha, nhớ đến

những giây phút thăng hoa của ông với ca

khúc này. Dù là người khó tính trong công

việc, nhưng anh thừa nhận mình chưa say

đắm cây đàn piano như cha và cũng chưa

đạt được đến độ “thần sầu”. Thế nhưng

Nguyễn Quang lại là người có khả năng

làm nhà sản xuất âm nhạc trong những

chương trình nghệ thuật lớn, cũng như

cùng với vợ mình điều hành một phòng trà

ca nhạc gắn với rất nhiều ca sĩ nổi tiếng.

Cũng từng gắn bó với cha mình là

quái kiệt Phi Thoàn trên sân khấu cải

lương từ khi còn nhỏ nhưng Phi Phụng chỉ

được đóng những vai nhỏ, mờ nhạt. Lúc

ấy chị không chú tâm để diễn cải lương

mà chỉ muốn được làm ca sĩ. Chị phải làm

thêm việc soát vé, kế toán… trong đoàn

hát để có đủ tiền ăn. Có thời gian quá

chán nản, Phi Phụng phải bán sữa chua,

bánh flan ngoài chợ. Bất ngờ, năm 2004,

khi đã 40 tuổi, chị có dịp thế vai cho Thanh

Thủy tại sân khấu kịch IDECAF và trở

thành nghệ sĩ hài nổi tiếng. Ở lĩnh vực sân

khấu kịch nói, Phi Phụng hoàn toàn đi lên

từ con số 0 bằng tài năng của mình, chứ

không phải dựa vào bóng của người cha.

Rồi từ từ chị tiến dần sang phim truyền

hình, phim điện ảnh.

Những câu chuyện về các nghệ sĩ tưởng

chừng như ở vạch xuất phát cho thấy khởi

đầu tốt chưa phải là tất cả để đi đến thành

công. Nếu như các nghệ sĩ không sinh ra

trong gia đình nghệ thuật phải tự mình bươn

chải thì các nghệ sĩ “con nhà nòi” cũng phải

vượt qua vô vàn khó khăn để tỏa sáng. Nỗ

lực của họ rất đáng được trân trọng vì quyết

tâm vươn lên và làm đẹp cho nghệ thuật, cho

cuộc đời.

HẢI LAM

Phi Phụng trong phim

Anh trai yêu quái

Nhạc sĩ Nguyễn Quang