33
Chúng ta có nền văn hoá dân tộc rất
dày, nhiều tầng lớp, việc đào sâu vào vỉa
quặng văn hoá là con đường quan trọng
nếu chúng ta muốn đi ra thế giới. Chỉ có
văn hoá dân tộc và những gì liên quan mới
khiến chúng ta được tôn trọng và được
nhận diện. Người làm nghệ thuật quan
trọng nhất là nhân dạng, nhất là trong bối
cảnh giờ đây tất cả đều đang làm những
thứ đèm đẹp, giông giống, có thể thấy
được ở bất kì đâu. Vì vậy tôi chọn cho
mình một nhân dạng đó là nghệ thuật xẩm
nhưng làm theo cách dùng những công cụ
hiện đại để làm cho hấp dẫn hơn mà tôi gọi
là “modern traditional”.
Tìm hiểu và lắng nghe đám đông,
theo anh đó là sự thoả hiệp hay một tư
duy văn minh của nghệ sĩ?
Thoả hiệp hay tư duy văn minh chỉ là định
nghĩa về cách mà nghệ sĩ giao tiếp với khán
giả của mình. Nhiều người làm nghệ thuật
nhưng lại mâu thuẫn, muốn đám đông chấp
nhận mình, thích mình nhưng lại không chịu
hiểu đám đông đó thực sự có cảm xúc với cái
gì, không tìm cách làm cho đám đông đó hiểu
mình mà chỉ khăng khăng bắt mọi người phải
cảm thấy thích thứ mình muốn. Khi khán giả
không chấp nhận mình thì lại cho rằng họ
không văn minh, không đủ tầm để hiểu. Tôi
cho rằng điều đó chỉ đẩy nghệ sĩ xa khỏi chính
khán giả của mình. Nếu không làm nghệ thuật
cho khán giả thì bạn làm nghệ thuật cho ai.
Theo anh thì ngoài nhận định ấy thì
thách thức lớn nhất với người làm nghệ
thuật ở thời điểm này là gì?
Đó chính là khán giả, trước
đây quyền tiếp cận thông tin
mang tính chất nghề nghiệp, các
sự kiện nghệ thuật chỉ thuộc về
một số ít các cá nhân làm nghề,
nhưng bây giờ khán giả còn hiểu
biết hơn cả chúng ta, họ hiện
diện tại khắp các hàng ghế đầu
trong các sự kiện hạng A trên
toàn thế giới. Vậy chúng ta làm
gì để vượt qua thách thức này?
Một lần nữa đó lại là nhân dạng
nghệ thuật.
Anh có nghĩ đó chính là
một phần trách nhiệm của
người nghệ sĩ không? Giai
đoạn đầu họ sẽ làm việc để
thoả mãn chính bản thân mình,
nhưng càng về sau, họ càng nhận ra
trách nhiệm với xã hội, với cộng đồng,
với văn hoá mình đang thuộc về?
Nói trách nhiệm cũng đúng, sứ mệnh
cũng đúng, lẽ tất nhiên cũng đúng. Tôi thấy
mình có nhân duyên với văn hoá dân tộc,
bởi đó không chỉ là nơi nuôi dưỡng tôi mà
còn nhiều thế hệ của gia đình. Tôi lớn lên
và có cuộc sống như ngày hôm nay cũng
nhờ phần nhiều bầu không khí văn hoá mà
tôi đã hít thở từ nhỏ. Tôi cảm thấy rất tự
hào khi được sinh ra tại vùng quê Kinh
Bắc. Và với sự tự hào của một người thuộc
thế hệ thứ ba, tôi chắc chắn rằng mình
cũng có trách nhiệm với văn hoá dân tộc,
với hình ảnh đất nước. Và tôi cần làm điều
đó một cách tử tế.
Anh có nghĩ là mình đã đạt được
mọi thứ mình muốn trong sự nghiệp?
Tôi còn phải cố gắng nhiều bởi những gì
có được ngày hôm nay không phải vĩnh viễn,
nếu muốn ngày mai của nhiều năm tới đây
giống được hôm nay phải hiểu điều cần làm là
sự cập nhật. Tôi sợ nhất những người ôm lấy
quá khứ và nghĩ về nó quá lâu. Tôi cũng từng
trải qua những giây phút như vậy, đến khi giật
mình thì nó đã lấy đi của tôi khoảng chừng 1
- 2 năm gì đấy, tôi đã rất vất vả để quay lại
guồng sáng tạo. Nó là một bài học lớn, leo lên
đỉnh núi đã vô cùng khó, để trụ lại thì càng khó
hơn, nhưng trượt một con đường dài xuống
xuống gần đáy rồi bò ngược lại được, đó là sự
may mắn không phải ai cũng có được.
Dự định của anh trong năm 2020?
Sau album
Trách ông Nguyệt lão
, tôi
cùng nhóm xẩm Hà Thành và ekip sẽ bắt
tay vào thực hiện một MV mới cùng tên
album tại Hà Nội và Bắc Ninh để chào đón
năm 2020, năm thứ 1010 của Thăng Long
– Hà Nội. Tôi cùng nhóm xẩm Hà Thành
cũng có dự định thực hiện đêm nhạc
Xẩm
và đời 2
tại Hà Nội trong năm tới.
Xin cảmơn và chúc anh thành công!
VĂN HƯƠNG - THÚY HẰNG
Nguyễn Quang Long và con trai
Nguyễn Quang Long trong buổi ra mắt Album
Trách ông Nguyệt Lão