Previous Page  65 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 65 / 92 Next Page
Page Background

65

K

hi cây cọ “kết hợp” trà

và hoa:

Dự án Tipsy Art

được coi là câu chuyện cổ

tích về những cây cọ của hai

cô gái trẻ Thu Trang và Thu

Ngân. Sự rành rọt về quản

trị tài chính, mô hình kinh

doanh lẫn định vị thị trường

của Tipsy Art đã thuyết phục

được nhóm “cá mập” dẫn

đến cuộc tranh giành “con

mồi” đã diễn ra quyết liệt với

nhiều phương án tài chính

được đưa ra. Sau cùng, vượt qua “cá

mập” Phú, nhà đầu tư Lê Anh Khoa đã

trở thành người thắng cuộc với mức giá là

2,2 tỷ đồng cho 35% cổ phần cộng thêm

phần hồ trợ từ mảng kinh doanh du lịch và

chuỗi thương hiệu 38 độ Flower Market

Tea House.

Q

uá tự tin cũng… thất bại

:

Gây ấn

tượng ngay từ mới xuất hiện, Lâm

Hoàng Nam mang đến chương trình sản

phẩm tâm huyết là công nghệ vật lí ứng

dụng giúp tạo nên các sản phẩm có giá

trị gia tăng từ các phế phẩm nông nghiệp

như: mật thanh long, rượu thanh long,

gel tắm thanh long... Với niềm tin vào sứ

mệnh cao cả mà sản phẩm có thể mang

lại cho người tiêu dùng, Hoàng Nam

mong muốn có được 5 tỉ cho 25% cổ

phần công ty. Vậy nhưng, Hoàng Nam

nhận kết cục “trắng tay” khi cả 5 “cá

mập” đều quyết định không “rót” vốn.

Dù kết quả không như mong đợi, nhưng

những bài học quý từ những phân tích

của các nhà đầu tư đã giúp Hoàng Nam

nhận ra được ưu nhược điểm của sản

phẩm để từ đó có phương án hoàn thiện

và phát triển thêm trong tương lai.

C

ó

tham vọng nhưng xa rời thực tế:

Nguyễn Tiến Đạt đến

Shark Tank

-

Thương vụ bạc tỷ

với kì vọng huy động

được 5 tỉ đồng để thương mại hóa thiết bị

tích hợp kho sách tiếng Việt có tên Bibox.

Tiếc rằng, bài toán kinh doanh đang thua

lỗ của Bibox và hiện tế thị trường vẫn còn

rất nhỏ của sản phẩm tương tự là Kindle

đã khiến nhiều “cá mập” nhanh chóng nói

“không” với ứng dụng thuần Việt này. Có

thể thấy, Tiến Đạt đã sai ngay từ khi niêm

yết giá bán sản phẩm. Với thương vụ này,

ngoài những bài thực hành đầy sống động

về các mô hình kinh doanh, người xem

còn có dịp hiểu hơn những bí mật trong

nghề kinh doanh mà “người ngoài” không

dễ gì thấy được.

T

hương vụ gây “sốc” nhất:

Tính đến

thời điểm này, cú gọi vốn mang tên

1,2 triệu đô la cho 15% cổ phần của

Nguyễn Văn Phong, “cha đẻ” của mô

hình săn vé máy bay trực tuyến Atadi đã

trở thành hiện tượng gây xôn xao trong

giới khởi nghiệp. Người xem cảm thấy

“nghẹt thở” trước các đòn tấn công của

“nhóm cá mập” cho một mô hình kinh

doanh được xây dựng trên nền tảng của

những thuật toán phức tạp. Cuối cùng, khi

các nhà đầu tư khác đều lắc đầu từ chối thì

“cá mập” Phú lại không ngần ngại chấp

nhận con số “khủng” 1,2 triệu USD tương

đương 27 tỉ đồng cho 50% cổ phần. 1,2

triệu USD là số tiền gọi vốn đầu tư lớn

nhất kể từ lúc

Shark Tank - Thương vụ bạc

tỷ

lên sóng đến nay.

S

hark Tank - Thương vụ bạc tỷ

đã mang

tới cơ hội khởi nghiệp với những

nguồn vốn giá trị hàng tỉ đồng cho nhiều

công ty mới thành lập. Làm thế nào để có

câu trả lời thuyết phục cho các “cá mập”

là điều không dễ dàng nhưng nhiều bạn trẻ

mới khởi nghiệp đã thể hiện được bản lĩnh

xuất sắc. Bởi vậy, dù mới lên sóng, nhưng

Shark Tank

đã nhanh chóng trở thành một

chương trình hấp dẫn và thu hút sự quan

tâm của đông đảo khán giả.

Hà My

Lâm Hoàng Nam đã có thêm nhiều bài học sau

thất bại của Đệ Nhất Thanh Long

Start up Nguyễn Văn Phong với

thương vụ gây sốc trị giá 27 tỷ

Lê Thanh Hoài - sáng lập công ty Super Ship