Previous Page  58 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 58 / 92 Next Page
Page Background

58

VTV

Phía sau

Màn hình

Kết nối ban nhạc

và công chúng

Ở Việt Nam, khái niệm “nhóm nhạc”

và “ban nhạc” vẫn thường xuyên bị

nhầm lẫn nên trong buổi tuyển sinh ở

Hà Nội và TP.HCM, Ban tổ chức đã

phải hướng dẫn cụ thể cho các thí sinh

dự thi. Trong bối cảnh người nghe nhạc

Việt ít được phổ cập kiến thức âm nhạc

chuyên biệt và chưa có thói quen nghe

nhạc sống thì việc tổ chức một cuộc thi

dành cho các ban nhạc có rất nhiều khó

khăn. Chưa được nhìn nhận đúng thực

lực, thiếu sân chơi thường xuyên để trau

dồi kĩ năng và ít nhận được sự quan tâm

của công chúng… là những điểm khó

khăn thường thấy với những ban nhạc

hoạt động tại Việt Nam. Trong suy

nghĩ của không ít khán giả, ban nhạc

là những người chơi nhạc cụ nhưng

thường gắn với hình ảnh nhạc rock có

phần ồn ào, góc cạnh hoặc ban nhạc

chơi nhạc cụ mộc và phục vụ cho một

cộng đồng tương đối nhỏ. Đây cũng là

điều mà nhạc sĩ Đức Trí đã nêu trong

tập 4: “Rất nhiều nhóm acoustic chơi

nhạc trong môi trường không gian nhỏ

nên khi đem lên sân khấu lớn thì sẽ

phải thay đổi tư duy phối bài”. Vì thế,

chương trình là cơ hội lớn để những

ban nhạc tự phát có cơ hội tiếp cận

sự chuyên nghiệp. Ngược lại, những

ban nhạc xuất thân từ các trường nghệ

thuật thường gần với công chúng hơn.

Ban nhạc Việt

đề cao tính chuyên

môn nhưng đây vẫn là một chương

trình có định hướng giải trí nên ngoài

phần nghe chủ yếu do ban giám khảo

đánh giá thì các ban nhạc còn phải

đảm bảo phần thẩm mĩ: yêu cầu về

ngoại hình của các thành viên, trang

phục và cách sắp xếp, di chuyển trên

sân khấu khi biểu diễn. Thông qua

những lời nhận xét, góp ý của giám

khảo, khán giả có thêm nhiều kiến

thức về âm nhạc, ban nhạc mà trước

đây chưa có dịp tìm hiểu.

Mỗi ban nhạc thường có từ 4 - 6

thành viên nhưng cũng có trường hợp

như Yellow Star Big Band gây ấn tượng

với 16 thành viên và sử dụng chủ yếu

là các loại kèn. Bên cạnh số lượng thí

sinh đông thì

Ban nhạc Việt

còn phức

tạp hơn các chương trình khác vì có rất

nhiều ban nhạc sống với những nhạc

cụ đa dạng. Ban nhạc hiện đại thì có

guitar, trống, đàn organ; những ban nhạc

mộc lại có sáo, trúc, đàn tranh… Do đó,

phần trang phục và trang điểm của các

thành viên trong ban nhạc khá gọn gàng,

trong khi phần tốn thời gian nhiều nhất

là kiểm tra âm thanh sân khấu (sound

check), từng nhạc cụ đều phải cân chỉnh

thật cẩn thận để tạo hiệu ứng tốt nhất.

Thông thường, trước giờ ghi hình chính

thức ít nhất 3 - 4 tiếng, các thành viên

ban nhạc phải có mặt tại địa điểm ghi

hình để tập dượt. Một tiết mục hoàn hảo

không chỉ đến từ sự trình diễn tốt nhất

của từng thành viên, mà còn phải hợp ý

với nhau từng chi tiết nhỏ.

Bất ngờ với ban giám khảo

Bốn vị giám khảo là Phương Uyên,

Đức Trí, Mỹ Linh, Nguyễn Hải Phong

đều đã có được những vị trí nhất định

trong làng nhạc Việt. Tuy vậy, họ không

phải là những người thường xuyên xuất

hiện trên vị trí giám khảo và có đời sống

tương đối kín tiếng, ít thị phi. Trong thời

buổi nhiều chương trình khai thác yếu tố

giám khảo như một điểm thu hút công

chúng thì trường hợp này không phải

lợi thế của

Ban nhạc Việt

. Thế nhưng,

khán giả rất bất ngờ khi ca sĩ Mỹ Linh

hoạt ngôn, thoải mái thể hiện cảm xúc

của mình trong chương trình. Trước đây,

Ban nhạc Việt

Ấn tượng từ những điểm khó

Chỉ sau vài số phát sóng, chương trình

Ban nhạc Việt

đã giành được

nhiều tình cảm yêu mến của người xem bởi sự đầu tư nghiêm túc,

chỉn chu của ekip sản xuất. Những điểm tưởng chừng khó khăn lại

chính là ưu thế khiến chương trình hấp dẫn hơn.

Nhạc sĩ Phương Uyên

Ca sĩ Mỹ Linh và nhạc sĩ Nguyễn Hải Phong

Nhạc sĩ Đức Trí