32
VTV
Văn hóa
Giải trí
Vài năm trở lại đây, cùng với sự
hồi sinh của dòng nhạc bolero thì xu
hướng các nghệ sĩ gạo cội trở lại sân
khấu cũng phát triển mạnh mẽ, bà cảm
nhận thế nào về điều này?
Nói về sự hồi sinh của dòng nhạc
Bolero cũng như việc trở lại của thế hệ
nghệ sĩ gạo cội như chúng tôi thì không
có từ nào hơn ngoài hai chữ “xúc động”.
Trong đời sống của chúng ta không có
gì đau khổ bằng sự biệt li, nhưng cũng
có một thứ khiến người ta khắc khoải,
đau đớn hơn, đó chính là “nỗi nhớ”. Tôi
đã trải qua một khoảng thời gian dài
nhớ sân khấu, nhớ dòng nhạc cũ, nhớ
những đêm mưa, nhớ khán phòng đầy
ắp khán giả. Những khán giả của mình
ngày xưa, rất nhiều người đã đi xa mãi
mãi, mà thời gian của mình cũng không
còn nhiều nữa. Cứ tưởng sẽ sống trong
hoài niệm cho hết quãng đời còn lại
thì bất chợt dòng nhạc bolero hồi sinh
như một phép màu. Nó trở thành cơ hội
cho những người nghệ sĩ tìm lại những
kí ức, kỉ niệm. Cảm ơn khán giả, kể cả
những em còn rất trẻ, đã đón nhận, yêu
thương chúng tôi, điều đó khiến tôi vô
cùng xúc động.
Là một trong những người đầu
tiên hát dòng nhạc bolero, theo bà thì
các ca sĩ hiện nay cảm nhận và thể
hiện dòng nhạc này có giống với thời
của bà không?
Khác rất nhiều và sự khác biệt đó là
không tránh khỏi. Ngày đó, chúng tôi
được sống trong không khí của âm nhạc.
Chẳng hạn như đầu thập niên 60 thế kỉ
trước, nhạc sĩ Tuấn Khanh trong một lần
đi ăn khuya đã viết ca khúc
Quán nửa
đêm
, thì sau đó nhạc sĩ Trúc Phương lại
có ngay ca khúc
Nửa đêm đi ngoài phố
.
Giống như kiểu người này đưa, người
kia đẩy, tạo nên một không khí sáng tác
sôi động. Giới nghệ sĩ rất thân thiết,
gần gũi và cởi mở với nhau. Chúng
tôi đều làm nghệ thuật một cách vô tư,
người hát hay người sáng tác cũng đều
bằng cả trái tim. Với dòng nhạc này,
ca sĩ phải là người chuyên chở những
tâm tư, tình cảm của nhạc sĩ đến với
khán giả, nhưng các bạn trẻ bây giờ lại
không hiểu được cái hồn của bài hát.
Các em hát bằng cảm xúc của mình chứ
không phải bằng cảm xúc của tác giả
nên thiếu đi độ “sâu”.
Hiện nay có nhiều nghệ sĩ đã làm
mới bolero theo cách riêng của mình,
theo bà thì đây có phải là một xu
hướng đáng khích lệ?
Chúng ta nên tôn trọng và khuyến
khích sự sáng tạo của người nghệ sĩ,
có như vậy thì âm nhạc mới phát triển
được. Bên cạnh đó, bản thân các nghệ
sĩ khi muốn làm mới một thể loại âm
nhạc nào thì cũng cần phải nắm rõ, hồn
cốt của nó là gì. Với bolero, nếu muốn
thì chỉ nên thêm những nhạc cụ dân tộc
như: đàn dây, trống, cồng, chiêng… chứ
không thể hát bolero theo phong cách
của Jazz hay thính phòng được. Bolero
là thể loại mà ai hát cũng được, nhưng
Danh ca Phương Dung
Trả ơn cuộc đời
Là một trong những gương mặt tiêu biểu của dòng nhạc trữ
tình - bolero, tên tuổi của danh ca Phương Dung gắn liền với
rất nhiều ca khúc đã đi vào tiềm thức của nhiều thế hệ khán
giả. Ở tuổi ngoài 70, giọng hát của bà vẫn da diết, nồng nàn,
miệt mài “chuyên chở” ân tình đến với khán giả.