Previous Page  57 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 57 / 92 Next Page
Page Background

57

là những người quanh vùng, đã nhiều

năm làm nghề này. Công việc không cố

định, cứ có đám gọi là họ có mặt đầy đủ,

chơi rất bài bản. Cô “khóc” trong ban

nhạc bảo tôi: “Chúng tôi không khóc

thuê đâu. Ai nói thế chúng tôi tủi thân

lắm…”. Trước khi bắt tay thực hiện bộ

phim này, tôi có nghe rằng, phần lớn mọi

người tránh đám ma, tránh những người

thổi kèn, đánh trống vì sợ xui xẻo. Nhạc

sĩ Nguyễn Đình Vệ liền cười nói: “Ngày

xưa, khi theo ông tôi đi các đám, gia chủ

chuẩn bị cho chúng tôi phòng riêng và

phần ăn thịnh soạn. Họ rất cung kính và

tôn trọng phường kèn”.

Vị cố vấn thứ hai là đạo diễn - NSND

Nguyễn Hữu Phần mà rất nhiều khán

giả yêu phim Việt gọi là ông Phần “nông

thôn” bởi ông rất thành công với nhiều

series phim truyền hình như:

Ma làng

,

Đất và Người

,

Gió làng Kình

. Ông chia

sẻ: “Tôi coi nhạc hiếu trong đám tang

cũng là một phương tiện nghệ thuật để

thể hiện tình cảm cũng như thực hiện

nghi lễ”. Đây là gợi ý rất hay đối với tôi.

Ông còn nói về sự “hoà cảm” và “gián

cách” trong nghề biểu diễn: “Ở trong

phường kèn - phường bát âm đã kết hợp

được cả hai điều đó. Tức là, đầu tiên

phường bát âm đưa người ta vào hoà

cảm, từ hoà cảm lại sinh ra gián cách.

Tại sao lại “sinh ra”? Bởi vì khi chúng ta

được hoà cảm hết mức đến điểm đỉnh thì

tự nhiên chúng ta biến thành gián cách

và khi chúng ta gián cách đến tuyệt đối

thì chúng ta lại có hoà cảm”. Rồi ông kết

luận: “Đối với người Việt chúng ta thì có

lẽ cái chết còn quan trọng hơn sự sống”.

Đạo diễn Nguyễn Hữu Phần chính là

người đã gợi tứ cho tôi thực hiện bộ phim

này. Ông cũng xuất hiện trong phim với

vai trò là một đạo diễn rất am hiểu về văn

hoá nông thôn Việt Nam.

Vị cố vấn thứ ba là nhạc sĩ Nguyễn

Thao Giang - GĐ Trung tâm Phát triển

Âm nhạc Việt Nam. Ông là một nhạc sĩ

theo đuổi và nuôi dưỡng những tài năng

âm nhạc dân gian một cách hăng say. Khi

gặp nhạc sĩ Thao Giang, tôi mới biết

đến lịch sử hình thành của quy chế

Hôn - Quan - Tang - Tế, và đặc biệt là

những màn diễn xướng dân gian trong

đám ma của người Việt. Tôi vẫn tự nhủ:

“Đủ duyên thì ắt sẽ thành”. Khi thực hiện

bộ phim tài liệu này, dường như tôi luôn

gặp may mắn. Gặp đúng người cần gặp,

đến đúng nơi cần đến. Bộ phim này đã

giúp tôi chiêm nghiệm thêm nhiều điều

về cuộc sống của mình. Chuyến đi cuối

cùng của mỗi người trong chúng ta là trở

về với hư không. Người xưa vẫn coi khi

chết đi là bước sang một thế giới khác.

Đám tang như một sự nhắc nhở về sự hữu

hạn của đời người, về sự tử tế của mỗi

người trong cuộc đời mình. Người trong

làng đến đám ma với ý niệm “nghĩa tử

nghĩa tận”, họ muốn đưa tiễn người mất

trong giây phút cuối cùng. Đám ma của

các cụ già thường đông anh em họ mạc

và làng xóm, phần bi thương cũng ít hơn.

Đám ma của những người trẻ lại mang

màu sắc khác, đau buồn và tang thương.

Khóc thuê có phải một nghề? Có chứ,

chắc chắn đó là một nghề. Nghề giúp

người ta đi sang cõi khác bớt đi đau buồn.

Đó thực sự là một nghề tử tế! Và phường

nhạc hiếu là phường bát âm hay phường

già nam? Hi vọng khán giả sẽ có câu trả

lời khi xem bộ phim tài liệu

Ai mang

tiếng khóc cho đời?

Phim dự kiến phát

sóng cuối tháng 8 trên kênh VTV1.

Nguyên Trang

(Theo chia sẻ của đạo diễn Hoàng Long)

Nhạc sĩ Nguyễn Đình Vệ gặp ông Chiêu Lãng -

Trưởng phường kèn Tiên Du

Nhạc sĩ Nguyễn Đình Vệ và nhạc sĩ Thao Giang đang

trao đổi về lịch sử nhạc hiếu

Nhạc sĩ Nguyễn Đình Vệ đang giảng dạy

tại Trường SKĐA Hà Nội