Previous Page  56 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 56 / 92 Next Page
Page Background

56

C

on người sinh ra trên đời không

ai tránh được vòng: sinh - tử. Các

cụ xưa vẫn có câu

Sống dầu đèn,

chết kèn trống

. Người sống không thể

thiếu dầu đèn để thắp sáng, thì khi chết đi

nếu không có tiếng kèn, tiếng trống cũng

không thể nhắm mắt xuôi tay. Phong tục

tang lễ của mỗi dân tộc ở Việt Nam khác

nhau, mỗi vùng miền đều có những nghi

lễ tổ chức khác nhau, tuy rằng không

nhiều nhưng đều không thể thiếu những

ban nhạc thổi kèn, sáo, đánh đàn, đánh

trống. Làm phim tài liệu phải tôn trọng sự

thật, nên với đề tài nghề khóc thuê, ekip

làm phim khá bị động. Bởi làm phim về

phường nhạc hiếu, cần phải có đám ma.

Nhưng làm sao biết khi nào có đám ma

mà đến? Và trong lúc đau buồn, gia chủ

có cho phép mình tác nghiệp hay không?

Nếu không được thì sao…?

Sau khi tham khảo một số tài liệu

và gặp gỡ nhiều cố vấn, chúng tôi quyết

định sẽ chỉ làm về phường nhạc đám ma

ở đồng bằng Bắc Bộ - một góc tuy không

lớn nhưng đủ để thấy chiều sâu trong

phong tục tang ma của người Việt.

Vị cố vấn đầu tiên mà ekip làm phim

tìm gặp là nhạc sĩ Nguyễn Đình Vệ -

Giảng viên trường ĐH Sân khấu - Điện

ảnh Hà Nội. Thầy Vệ từng chơi kèn

đám - loại kèn mà dân gian vẫn gọi là

kèn bóp hay kèn già nam. Ấn tượng đầu

tiên về ông đó chính là “hai đường cày”

sâu hoắm trên gương mặt. Tôi vẫn gọi

như thế, cho đến khi thực hiện bộ phim

mới biết đó chính là dấu ấn riêng của họ.

Người thợ kèn giỏi thổi bản

Lâm khốc

khi chỉ cần một hơi duy nhất, má phình ra

chứa hơi như con ếch. Cứ thế nhiều năm,

“đường cày” hình thành trên gương mặt.

Chúng tôi đã theo thầy Vệ về Bắc

Ninh - quê hương của ông, cái nôi của

văn hoá Kinh Bắc. Ông nội của thầy Vệ

vốn là một thợ kèn nổi tiếng đất

Kinh Bắc xưa, người đã truyền dạy cho

biết bao thợ kèn của các phường nhạc

hiếu. Thầy tâm sự: “Ngày ông tôi mất,

lúc ấy tôi mới là sinh viên của trường sân

khấu, về nhà phụ trách hậu cần cho đám

ma. Tôi giật mình khi thấy đám tang của

ông tôi có đến 4 phường kèn và đều xin

phép gia đình được thờ cúng ông như một

vị tổ nghề”. Nhờ có thầy Vệ mà trong

chuyến về Bắc Ninh lần thứ hai, chúng

tôi đã tình cờ gặp một đám ma và xin

phép được đến viếng và ghi hình. Đây là

đám ma của một cựu chiến binh hơn 80

tuổi, trong đám ma, ngoài kèn, trống còn

có cả các màn diễn xướng dân gian mà

chính những người trong phường nhạc

hiếu sắm vai. Qua trò chuyện, chúng

tôi được biết thêm, ở đám tang mẹ thì

người ta còn chơi điệu

Chèo đò - Mục

liên thanh đề

. Trong không khí tang ma

thật buồn, thầy Vệ đã tham gia kéo nhị,

hoà tấu cùng phường nhạc. Chính sự đam

mê toát ra trong mỗi ngón đàn của ông,

chúng tôi biết thế nào là điệu

Lâm khốc

,

Đi nam, Đi xuân

, thế nào là “dàn thưa”,

“dàn mau”...

Phường nhạc hiếu thường có khoảng

bốn, năm người. Hai người thổi kèn, một

người đánh trống, nay có thể có thêm cả

ghita điện và một người “khóc”. Họ đều

Chuyện về những

“cố vấn đặc biệt”

Khi manh nha ý tưởng làm bộ phim tài liệu về những người vẫn

được g i là “làm nghề khóc thuê”, đạo diễn Hoàng Long khá băn

khoăn với câu hỏi: Liệu đây có phải là một “nghề” không? Loay

hoay tìm hiểu về cái nghề mà xã hội vẫn thường né tránh khi

nhắc đến, anh đã may mắn nhận được sự giúp đ của ba vị cố vấn

để có thể tự tin bắt tay vào thực hiện bộ phim

Ai mang tiếng khóc

cho đời.

Đang phỏng vấn NSND, Đạo diễn Nguyễn Hữu Phần

Đang quay vở Mục Liên Thanh Đề (thường được diễn trong các đám hiếu)

VTV

Phía sau

Màn hình