Previous Page  48 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 48 / 92 Next Page
Page Background

48

VTV

hồ sơ

truyền hình

CNN liên tiếp gặp rắc rối

Công chúng vốn không còn xa lạ với

cụm từ “Fake News” (Tin giả) mà Tổng

thống Mỹ Donald Trump vẫn “dành tặng”

cho hãng tin tức hàng đầu thế giới CNN.

Chỉ mới đây thôi, ông Trump lại tiếp tục

được một phen hả hê khi tin rằng những

nhận định của mình về kênh truyền hình

này chẳng hề sai chút nào.

Tháng 6 vừa qua, hãng tin CNN đã

phải gỡ một bài viết bị cho là cáo buộc

vô căn cứ ông Anthony Scaramicci - cố

vấn của Tổng thống Donald Trump có liên

quan đến một quỹ đầu tư Nga. Bài báo nói

rằng, Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ

đang điều tra một cuộc trao đổi diễn ra vào

ngày 16/1 giữa ông Scaramucci và ông

Kirill Dmitriev - người đứng đầu Quỹ đầu

tư trực tiếp Nga, đơn vị chịu trách nhiệm

hướng dẫn các thực thể Mỹ trong các hoạt

động đầu tư vào Nga. Sau khi Anthony

Scaramicci cáo buộc hành động của CNN

là nhằm mục đích đối đầu những người

liên quan đến ông chủ Nhà Trắng thì CNN

cũng đã quyết định rút lại bài báo với lí do

“không đảm bảo các tiêu chuẩn về biên

tập của CNN, thiếu nguồn tin

xác minh”.

Tuy vậy, sự việc đã

không đơn giản dừng lại ở

đó. Ba phóng viên “cứng”

của CNN là tác giả của bài

báo đã viết đơn xin thôi việc

sau đó. Họ là phóng viên trực tiếp viết

bài Thomas Frank, biên tập viên điều tra

Eric Lictblau và Trưởng ban điều tra Lex

Harris. Trong đó, ông Frank là một nhà

báo từng được trao giải thưởng Pulitzer

năm 2006.

Nhân vật chính của bài báo, ông

Scaramicci tỏ ra hài lòng với hành động

đúng đắn của CNN vì cho rằng ai cũng

có thể mắc sai lầm. Trên đà thắng thế,

Tổng thống Trump đã đăng tải một dòng

trạng thái khác trên trang Twitter nhằm

công kích CNN: “Vậy còn tất cả những

câu chuyện giả mạo khác của họ thì sao?

Tin giả!”. Hay “CNN đang phải tính đến

những thay đổi lớn về quản lí, vì họ đã

bị phát hiện đăng những bài báo giả mạo

về Nga. Uy tín đang đi xuống!”. Không

chỉ có ông Trump, tháng 3 năm nay, kênh

CNN cũng bị nhà khoa học chính trị Nga,

Vladimir Kornilov, tố cáo đưa tin sai sự

thật về việc thủ lĩnh đảng đối lập Parnas

của Nga là ông Kara-Murza nằm trong

danh sách “những người chỉ trích Điện

Kremlin bị ép phải im lặng - đã bị “đầu

độc” và “đang hôn mê”. Ông này đưa ra

bằng chứng trên trang Facebook bằng

một bức ảnh ông Kara đang ở Mỹ và có

cuộc gặp gỡ với Thượng nghị sĩ Mỹ John

McCain trong thời gian CNN đưa tin.

Giữa tháng 7 vừa qua, trong lúc ông

Donald Trump đang trở thành tâm điểm

chú ý sau khi một loạt tin tức về việc

con trai của ông là Donald Trump Jr

có liên quan tới các cáo buộc nhờ cậy

sự giúp đỡ từ Điện Kremlin can thiệp

vào cuộc bầu cử Mỹ năm 2016 thì kênh

CNN cũng khiến dư luận dậy sóng khi

bất ngờ công bố đoạn video ghi lại hình

Bê bối chính trị giữa Mỹ với Nga

đề tài nóng sốt

của truyền hình

Những rắc rối xung quanh vụ bê

bối chính trị liên quan đến việc

nước Nga bị cho là can thiệp

vào chiến dịch tranh cử Tổng

thống Mỹ năm 2016 dường như

vẫn chưa đi đến hồi kết. Không

chỉ kéo theo nhiều phiền nhiễu

cho giới truyền thông, nó còn

trở thành đề tài đàm tiếu và

chế giễu trong nhiều chương

trình truyền hình.

Ông Donald Trump

(Ngu n: Washingtonpost)

Con trai ông Trump -

Donald Trump Jr. đang trở

thành tâm điểm của truyền

thông (Ngu n: Politico)