Previous Page  57 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 57 / 92 Next Page
Page Background

57

So với thời điểm cách đây 10 năm

thì quy trình sản xuất phim, công nghệ

sản xuất đã có sự thay đổi vượt bậc.

Theo anh, quy trình làm việc của họa

sĩ thiết kế có những thay đổi ra sao?

Về bản chất, quy trình làm phim

không thay đổi. Sự khác biệt ngày nay

là việc tham gia của công nghệ, nó thay

đổi công việc của nhiều bộ phận trong

đoàn làm phim, trong đó có thiết kế mĩ

thuật. Điều đó đặt ra thách thức với công

việc thiết kế mĩ thuật là phải gắn kết

được thế giới thực và ảo mà không làm

ảnh hưởng đến kịch bản phim. Nguyên

tắc là phải làm cho mọi thứ luôn

bám sát kịch bản, từ những cảnh

quay dùng kĩ thuật số hay những

cảnh quay bầu trời tự nhiên, kịch

bản luôn phải là trung tâm.

VFC vẫn chưa có một

phim trường riêng cho dòng

phim truyền hình, đó là một

trong những áp lực, khó khăn

của cả đoàn làm phim. Là người

chịu trách nhiệm thiết kế bối

cảnh cho các bộ phim, anh nghĩ

sao về điều này?

Không có phim trường, tổ Hoạ sĩ thiết

kế vẫn luôn phải đi tìm kiếm, lựa chọn để

thuê, mượn các bối cảnh cho phù hợp

nhất có thể theo yêu cầu của kịch bản

phim. Điều đó cũng làm giảm đi sự chủ

động trong khâu thiết kế của từng bối

cảnh cả về không gian, thời gian, đạo cụ

trang trí và màu sắc của bối cảnh cũng

như phần nào hạn chế sức sáng tạo của

vai trò Hoạ sĩ thiết kế trong phim.

Với anh, bối cảnh ấn tượng nhất

anh từng thiết kế là gì?Anh chia sẻ cụ

thể về việc chuẩn bị, quá trình thực

hiện và kết quả ra sao?

Bối cảnh quần thể ăn uống, giải trí

Thiên thai trong bộ phim

Quỳnh búp bê

của đạo diễn Mai Hồng Phong là một

trong những bối cảnh ấn tượng, khó tìm.

Đây là một khu quần thể có địa hình đồi

núi, hồ... rất rộng lớn mà chúng tôi phải

tính toán phân chia thành nhiều cụm bối

cảnh nhỏ lẻ cho hợp lí. Về không gian

lớn bao gồm khu ăn uống,karaoke, khu

văn phòng, phòng giam giữ, sảnh cổng.

Tuy nhiên, một số

khu vực bối cảnh

nhỏ trong quần

thể Thiên Thai

như nhà hàng, nội

cảnh karaoke, nội

cảnh văn phòng lại

không thực hiện tại

đó. Vậy làm sao khi

phim công chiếu

khán giả vẫn thấy

như toàn bộ vẫn

nằm trong cùng

quần thể thì họa sĩ

phải thiết kế và tính toán từ tổng thể đến

sự liên kết trong việc trang trí ngoài cửa,

hành lang, sân sảnh bằng nhiều hình

thức đạo cụ trang trí đặc biệt như các

loại đèn treo, đèn dây, biển hiệu, mảng

màu… Sau khi phim phát sóng, rất nhiều

khán giả đã hỏi tôi về khu ăn uống giải trí

đó vì họ vẫn tin tất cả các tổ hợp đó đều

nằm trong quần thể Thiên Thai.

Để “đối phó” với những chủ

nhà khó tính mà đoàn làm phim thuê

mượn làm bối cảnh các họa sĩ thiết kế

luôn dự phòng các phương án khác

nhau. Anh có thể chia sẻ những tình

huống dở khóc dở cười đó?

Với những bối cảnh trong một căn

nhà là đoàn làm phim sử dụng quay dài

ngày, thường gia chủ vẫn sinh hoạt bình

thường, vì thế có lúc không tránh khỏi

những tình huống dở khóc dở cười.

Thậm chí, khi đoàn làm phim đang

quay nhưng chủ nhà thay đổi ý định,

dứt khoát không cho tiếp tục thực hiện.

Không thể thuyết phục được gia chủ và

chỉ còn cách duy nhất bàn với đạo diễn,

quay phim, tổ chức sản xuất về phương

án dự phòng: tập trung quay hết khu

vực phòng khách và phải cắt khu vực

cụm phòng ngủ sang chỗ khác hoặc

ngược lại. Thậm chí, vào hoàn cảnh đó,

đạo diễn phải thay đổi lại bối cảnh bằng

cách thêm nội dung cho nhân vật bán

nhà, chuyển bối cảnh khác.

Sau

Nhà trọ Balanha

, anh có thể

chia sẻ về dự án tiếp theo của mình?

Tôi rất vui khi bộ phim

Nh tr Balanha

của đạo diễn Nguyễn Khải Anh được đông

đảo khán giả cả nước ủng hộ. Thành công

của bộ phim luôn có sự chỉ đạo đúng đắn

kịp thời khích lệ, động viên từ lãnh đạo VFC

cùng tập thể đoàn làm phim đồng lòng lao

động sáng tạo nhằm mang đến cho khán

giả một bộ phim chất lượng. Hiện tại, tôi

đang chuẩn bị chọn cảnh cho bộ phim

Ai

rồi cũng gi

của đạo diễn Trần Trọng Khôi.

Hi vọng khi phát sóng, bộ phim sẽ có được

hiệu quả tốt nhất và phản hồi tích cực từ

khán giả cả nước!

Cảm ơn anh!

Thục Miên

(Th c hi n)

“Tôi đã đảm nhận vai trò họa sĩ thiết kế

hàng chục bộ phim, hàng trăm tập phim

truyền hình ở nhiều thể loại từ phimchính

luận, hình sự, tâm lí xã hội. Với tôi, niềm

vui trong công việc này chính ở hiệu quả

công việc và hiệu ứng khi được đông đảo

khán giả ủng hộ, cảmnhận được tính nhân

văn, chân thực và giá trị nghệ thuật của

bộ phim”, họa sĩ Mạnh Hùng.

H a sĩ M nh Hùng d ng b i c nh cho phim

Đường Thu

T i hi n tr ờng phim

Dưới bầu trời xa cách

-

phim h p t c v i Nhật B n