21
những bước ngoặt làm thay đổi cuộc sống
của bà, có cả thành công và thất bại…Nhớ
nhất là bước ngoặt đầu tiên là khi bà xây
dựng gia đình. Từ một cô gái chỉ suốt ngày
đọc sách và vẽ, bà lấy chồng, sinh con, đó
là niềm hạnh phúc nhưng cũng là một sự
hi sinh rất lớn với một người nghệ sĩ, bởi
bà đã phải gạt bỏ rất dự định sáng tác để
dành thời gian lo cho gia đình nhỏ. Thời
gian đầu, khi lấy chồng và chuyển vào TP.
Hồ Chí Minh sinh sống, bà đã phải dành
nhiều thời gian để tạo dựng một cuộc sống
mới cho gia đình ở một mảnh đất xa lạ. Bà
cũng mất tới mười năm làm mạch nước
ngầm, lặng lẽ làm việc và giành giật chút
thời gian cho mình để sáng tác.
Theo bà, để một hoạ sĩ có thể thành
công, việc đầu tiên là phải có tài năng
thiên bẩm, nhưng tài năng thiên bẩm cũng
sẽ mất đi theo năm tháng nếu không có
đam mê, và sự lao động tìm tòi sáng tạo
miệt mài. Bà bảo để có sự thành công của
riêng mình thì phải hội đủ tài năng thiên
bẩm, sự đam mê, lao động, học hỏi, sáng
tạo không ngừng.
Nữ họa sĩ
chuyên vẽ chân dung
Nguyễn Thị Hiền là một trong những
hoạ sĩ nổi tiếng bởi những bức vẽ chân
dung. Bà thích vẽ chân dung từ khi mới
bắt đầu học vẽ, bởi bà thích vẻ đẹp của
hình thể con người, vẻ đẹp tâm hồn và
những bí mật ẩn chứa bên trong tâm hồn
của họ. Từ những năm cuối thập niên
1970 đầu thập niên 1980, bà được các đại
sứ quán, chuyên gia của liên hiệp quốc…
đề nghị vẽ chân dung cho họ. Bà đã vẽ
khoảng 300 bức chân dung cho người
nước ngoài trong thời gian này. Bà kể:
“Tôi đã hứa với các bác: Nguyễn Tuân,
Tế Hanh, Hoàng Trung Thông, anh Trịnh
Công Sơn… là sẽ vẽ chân dung cho họ
và cứ nghĩ tôi và các bác còn nhiều thời
gian. Vậy mà bố mẹ tôi, các bạn của bố
tôi, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, rồi các bạn
của tôi nữa cũng lần lượt ra đi. Tôi còn nợ
một lời hứa với họ và với chính mình”. Bà
tự hứa phải hoàn thành lời hứa của mình,
phải vẽ bộ tranh chân dung những người
bạn của cha bà và cả những người bạn
mà bà quý trọng.
Với hoạ sĩ Nguyễn Thị Hiền, cái cốt lõi
của nghệ thuật là tư tưởng của nghệ sĩ. Từ
những suy nghĩ của nghệ sĩ sẽ dẫn tới đề
tài và từ đề tài ấy sẽ cho ra những tác phẩm
nghệ thuật mang dấu ấn tư tưởng và sự
sáng tạo của riêng mình. Vì thế, bà đã đặt
cho các triển lãm của mình là
D ng ch y
.
Với bà, dòng chảy đến mỗi bến bờ lại cho
bà một ý tưởng để sáng tạo. Bà đã có rất
nhiều triển lãm tranh như:
D ng ch y 1,
D ng ch y 2 – Mầm s ng, D ng ch y 3 –
Giao c m
, rồi
Những đứa trẻ
,
Những con
chữ
… Hiện tại, bà đang chuẩn bị cho triển
lãm
D ng ch y 9 - Ch n dung b n bè v
những ng ời cùng thời
vào tháng 11. Bà đã
chuẩn bị cho bộ tranh này từ rất lâu, tìm tài
liệu, chọn lọc, sắp xếp, suy nghĩ… Bộ sưu
tập này giống như một bộ tiểu thuyết dài
bằng tranh. Với trên 100 bức chân dung, bà
phải tìm mỗi người một dáng vẻ khác nhau,
không trùng lặp, mỗi người gắn kết với một
phông nền mà bà cảm thấy có điều gì gần
gũi với họ. Mới đầu bà chỉ định vẽ 100 bức
nhưng giờ bà rất khó để khoanh vùng con
số đó nên bà sẽ đặt tên bộ tranh là
Ch n
dung b n bè v những ng ời cùng thời ++
.
Hoạ sĩ Nguyễn Thị Hiền theo chồng vào
TP Hồ Chí Minh sinh sống đã gần 40 năm,
nhưng Hà Nội là nơi cha mẹ, các em, bạn
bè của bà sinh sống. Tình yêu, sự nghiệp
của bà cũng bắt đầu từ đây. Khi bà vẽ bộ
tranh
Ch n dung b n bè v những ng ời
cùng thời
++, bỗng nhiên tình cảm với Hà
Nội trỗi dậy, bao nhiêu kỉ niệm, bao nhiêu
hình ảnh hiện về. Như một sự thôi thúc từ
cõi xa xăm nào đó, bà mang toan, sơn ra
Hà Nội...
Cuộc sống hiện tại của “người đàn bà
vẽ” rất đơn giản, chủ yếu dành thời gian
cho việc sáng tác, vẽ và viết. Bà bảo: “Có
một số tâm nguyện trong nghệ thuật mà tôi
muốn hoàn thành, vì thế tôi dành gần như
toàn bộ thời gian của mình cho việc này.
Tôi cảm thấy vô cũng thanh thản”.
Thu Huệ
Nh văn Kim L n bên c nh bức ch n dung do con g i vẽ
B Hiền trong ch ơng tr nh
Những m ng m u cu c s ng trên VTV2