Previous Page  19 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 19 / 92 Next Page
Page Background

19

lương khô thay cơm. Có hôm, cố gắng bu

lên vách núi, phóng viên Đình Hiệp bị đau

dây chằng ở lưng. Mặc dù rất đau, nhưng

vẫn phải dậy từ sớm, đi bộ nhiều giờ để

có mặt tại núi Hòn Dồ trước 5 giờ sáng để

quay đàn vọoc chà vá chân xám. Đau lưng,

dáng đi xiêu vẹo nhưng anh vẫn cố gắng đi

bộ vào rừng. Nếu không có tình yêu và sự

đam mê, chắc anh ấy đã bỏ cuộc.

Còn trong chuyến ghi hình tại khu bảo

tồn sao la tỉnh Quảng Nam và khu bảo tồn

thiên nhiên Sông Thanh vào giữa tháng

5, đi cùng tôi là phóng viên Mai Khương.

Trong chuyến đi này có điều bất lợi là khi

khởi hành, trời lại mưa. Không phải mưa

dông mà là cơn mưa kéo dài từ giữa trưa

cho đến tối. Vì vậy, việc vừa đi, vừa ghi

hình dưới trời mưa, vừa bảo quản thiết bị

chuyên dụng là rất khó khăn. Sau cơn mưa,

vắt rừng, nhất là vắt lá xuất hiện nhiều.

Mỗi khi chúng tôi vào rừng ghi hình,

phá bẫy thú đều có cán bộ, nhân viên

bảo vệ rừng đi cùng để hỗ trợ. Các anh

mang theo đầy đủ lương thực để nấu ăn

trong rừng. Mỗi chuyến tuần tra rừng có

thể kéo dài từ 1 tuần đến 10 ngày. Khó

khăn nhất là trời mưa, việc nấu nướng

rất bất tiện. Cơm nấu trong rừng có khi

nửa sống, nửa chín nhưng ai nấy đều

ăn ngon lành. Sau nhiều ngày theo chân

lực lượng tuần tra bảo vệ rừng, chúng

tôi mới thấy hết nỗi vất vả của các anh.

Đêm tối, chúng tôi mắc võng gần bờ suối,

tránh nằm gần những cây cổ thụ vì sợ

cành cây mục gãy xuống. Đêm ở rừng

mát lạnh, chúng tôi nghe rõ tiếng thú rừng

hú gọi, tiếng nước chảy trong veo và cả

tiếng cựa quậy của rừng già. Được tác

nghiệp, được ăn ngủ trong rừng, chúng

tôi nghe được nhịp đập của lá và hơi thở

của rừng nguồn. Những mạch nguồn của

dòng suối nơi đây sẽ là nguồn sống cho

cả triệu người dân ở đồng bằng.

Nhiều người hỏi, thông điệp của loạt

phóng sự này là gì? Khi phỏng vấn,

người dân thừa nhận việc phá rừng lấy

đất sản xuất ảnh hưởng đến đàn vọoc

chà vá chân xám quý hiếm ở huyện Núi

Thành cũng là thông điệp. Khán giả khắp

nơi gọi điện, nhắn tin nhờ chúng tôi đưa

đi xem voi tự nhiên cũng đã là thông điệp.

Và lãnh đạo các khu bảo tồn, các kiểm

lâm viên, nhân viên bảo vệ rừng, chuyên

gia bảo tồn đa dạng sinh học ăn ngủ trong

rừng cùng chúng tôi cũng là thông điệp.

Không có thông điệp nào được nói ra

thành lời nhưng tôi tin rằng, ai cũng tìm

được thông điệp cho riêng mình sau khi

xem xong loạt phóng sự

Thu Trang

(Ghi)

Hãy đối xử tử tế, công bằng với tự

nhiên. Chúng ta sẽ trả giá ngay

lập tức khi hủy hoại rừng, hủy

hoại môi trường sống của thú

rừng. Mỗi một cây rừng, một

cánh rừng, môt con thú hay loài

thú, dù nhỏ hay lớn, khi tồn tại

trong tự nhiên đều có ý nghĩa, có

vai trò của nó. Hãy bảo vệ tự

nhiên trước khi mọi thứ biếnmất.

Hãy hành động khi chúng ta còn

có thể.

Phóng viên Đ nh Hi p

H nh tr nh t c nghi p r t nhiều khó khăn

Bữa ăn v i giữa rừng