48
T
heo thống kê, mỗi năm có
khoảng 60 bộ phim do người
Thái sản xuất lần lượt ra rạp
nhưng chỉ một số ít thật sự nổi
bật còn lại đều rất chật vật để đạt mức hòa
vốn. Các nhà làm phim cho rằng, độc
quyền phòng vé và các chính sách của
nhà nước đã kìm hãm sự phát triển của
điện ảnh Thái. Thái Lan hiện có hơn 65
triệu dân nhưng chỉ có khoảng 1.100 rạp
chiếu phim, chủ yếu thuộc quyền sở hữu
của 2 tập đoàn lớn là Major Cineplex và
SF Cinema. Theo thống kê mới nhất,
Major Cineplex hiện đang sở hữu tới 678
rạp trên khắp đất nước. SF Cinema dù số
lượng rạp ít hơn nhưng lại được trang bị
những công nghệ chiếu phim tiên tiến,
hiện đại nhất thế giới hiện nay như: Sony
Digital Cinema 4K, Dolby Digital Surround
7.1 và 5.1 hay Sony Digital Cinema 3D
mang đến cho khán giả những trải nghiệm
xem phim tuyệt vời nhất. Hai ông lớn này
gần như thao túng thị trường nội địa,
quyết định thời điểm ra rạp, khung giờ
chiếu cũng như vòng đời của một bộ
phim. Katrina Grose, đại diện của De
Warrenne Pictures, nhà sản xuất của bộ
phim
The Cave
(Hang động) cho rằng,
hầu hết các bộ phim Thái chỉ có một tuần
để trụ rạp sau đó sẽ bị hất ra. Nếu may
mắn được kéo dài thêm vài ngày thì cũng
bị xếp vào những khung giờ mà mọi người
vẫn đang đi làm hoặc đi học. Cô cũng đề
nghị chính phủ áp dụng hạn ngạch màn
hình để ngăn chặn sự thống trị của các
bom tấn, tạo cơ hội cho các bộ phim tầm
trung có cơ hội tiếp cận khán giả, ít nhất ở
tuần đầu tiên ra rạp. Thị trường điện ảnh
Thái vẫn tăng trưởng hàng năm nhưng
doanh thu chủ yếu thuộc về các bộ phim
Hollywood.
Vài năm trở lại đây, niềm tin của khán
giả Thái dành cho các bộ phim nội địa đã
xuống rất thấp vì chất lượng không đồng
đều. Nhiều nhà sản xuất cho rằng, việc
không được đảm bảo thời gian cũng như
quyền lợi khi ra rạp khiến các nhà đầu tư
e ngại khi bỏ ra một số tiền lớn. Bên cạnh
đó, yếu tố kiểm duyệt cũng gây khó khăn
không ít cho các nhà làm phim. Thái Lan
bắt đầu xuất hiện trên màn ảnh thế giới
vào năm 1971 trong phim
The Big Boss
(Đường Sơn đại huynh) của Bruce Lee,
với bối cảnh tại Pak Chong – một thị trấn
nhỏ nằm phía Đông Bắc thủ đô Bangkok.
Kể từ đó, quốc gia này liên tục xuất
hiện trên màn ảnh thế giới, trong phim
Hollywood và các nước khu vực châu Á.
Để thu hút các đoàn làm phim quốc tế, nhà
chức trách Thái Lan đã đơn giản hóa các
thủ tục giấy tờ, tạo điều kiện thuận lợi nhất
cho các đoàn phim. Nhưng ngược lại các
nhà làm phim trong nước lại luôn gặp khó
khăn trong vấn đề cấp phép.
Mặc dù có rất nhiều tiềm năng, nhưng
để hồi sinh nền điện ảnh Thái Lan không
thể trông chờ vào một vài bộ phim gây
tiếng vang. “Hãy lấy điện ảnh Hàn Quốc
làm bài học cho chính mình. Chiến thắng
vang dội của
Parasite
(Kí sinh trùng) tại
Oscar vừa qua là minh chứng rõ nhất cho
thấy sự ủng hộ mạnh mẽ, đồng nhất từ
nhiều phía: nhà nước, doanh nghiệp và
khán giả đã thúc đẩy nền công nghiệp điện
ảnh nước này phát triển vượt bậc. Chúng
ta cần một sự thay đổi toàn diện với những
chính sách cụ thể” Puangsoi – một nhà
làm phim độc lập kiến nghị.
TRÚC CHI
(Theo Bangkokpost)
ĐƯỢC XEM LÀ PHIM TRƯỜNG CỦA THẾ GIỚI, SỞ HỮU ĐỘI NGŨ LÀM PHIM TÀI
NĂNG, TỪNG ĐẠT CÀNH CỌ VÀNG TỪ 10 NĂM TRƯỚC, CŨNG TỪNG CÓ
NHỮNG KỈ LỤC VỀ DOANH THU PHÒNG VÉ NHƯ:
TÌNH NGƯỜI DUYÊN MA, NỮ
GIA SƯ…
NHƯNG ĐIỆN ẢNH THÁI ĐANG PHÁT TRIỂN KHÔNG NHƯ KÌ VỌNG.
THẬM CHÍ, TRONG MỘT HỘI THẢO MỚI ĐÂY, CÁC NHÀ LÀM PHIM THÁI THỪA
NHẬN, NỀN ĐIỆN ẢNH NƯỚC NHÀ ĐANG RƠI VÀO KHỦNG HOẢNG.
ĐIỆN ẢNH THÁI
VÌ SAO CHƯA THỂ ĐỘT PHÁ
VĂN HÓA & GIẢI TRÍ