53
sau lưng… đã đẩy không ít nhân vật trong
Thiếu niên nói
vào cảm giác cô đơn, lạc
lõng trong chính lớp mình. Thậm chí, một
cái tên không hay cũng khiến các em lúng
túng, căng thẳng mỗi lần tới lớp bởi mỗi
lần đọc tên luôn kèm theo những lời đàm
tiếu, câu đùa khiếm nhã. Với hàng loạt
chia sẻ trên bục dũng khí của chương
trình, có thể nói, thành tích học tập chưa
hẳn là vấn đề được quan tâm nhiều nhất
với lứa tuổi học sinh mà chính là cảm giác
được hòa đồng, quan tâm, chia sẻ, được
thấy mình bình thường như bao bạn bè
khác mới là điều quan trọng.
Nữ sinh Bích Ngân, cũng tới từ
trường THPT Trần Phú, đã chia sẻ một
thông điệp có “sức nặng” rằng: “Bất hạnh
cũng là một loại tài sản”. Ông của cô bé
đã đúc kết điều này từ cuộc đời mình
và truyền cho cháu gái với lời động viên
cháu luôn dũng cảm, mạnh mẽ trong
cuộc đời. Trong những năm tháng cắp
sách tới trường, rất có thể một ngày, bạo
lực hay một vấn nạn nào đó phủ bóng
đen lên học đường, nhưng nếu đủ nghị
lực, được trang bị các kĩ năng cần thiết
thì các em học sinh có thể vượt qua để
trở nên cứng cỏi hơn, biến trải nghiệm
buồn thành “tài sản” để làm giàu thêm
vốn sống cho bản thân.
CHUYỆN MUÔN THUỞ
CỦA CHA MẸ VÀ CON CÁI
Giữa cha mẹ và các con luôn
tồn tại những bất đồng, khác biệt
trong suy nghĩ, quan điểm sống.
Dù các em nhỏ ngày nay có thể
thoải mái hơn khi nói lời yêu
thương trước sự chú ý của đông
đảo bạn bè, trong một chương
trình truyền hình trên sóng quốc
gia thì vẫn sẽ còn đó nhiều khúc
mắc, khoảng cách không thể giải
quyết một sớm một chiều.
Một trong những khác biệt
cơ bản nhất là giữa mong muốn,
đam mê của các con với định
hướng, tâm huyết của cha mẹ.
Cha mẹ có thể hi sinh rất nhiều
cho con, chịu thương chịu khó,
không dám cả chữa bệnh để dành tiền
cho con theo học thành tài nhưng suy
nghĩ của người con lại không theo cùng
chiều hướng đó. Khi lắng nghe các em
nói, không chỉ người trong cuộc mà hẳn
rất nhiều bậc làm cha làm mẹ khác cũng
phải giật mình vì thấy đâu đó câu chuyện
của chính mình. Đằng sau giọt nước
mắt, cử chỉ giận dỗi tưởng như con nít là
những tâm tư cho thấy con đã khôn lớn,
trưởng thành. Dù chưa xuất hiện hình
bóng “cha hổ”, “mẹ hổ” nào ở
Thiếu niên
nói
thì cũng dễ dàng nhận thấy một số
bậc phụ huynh khá khắt khe trong cách
giáo dục con khiến cho các bé cảm thấy
ngộp thở, thiếu thốn yêu thương, khát
khao những khoảnh khắc vui vẻ, thoải
mái bên nhau.
Tôn trọng cá tính, sở thích, quan điểm
riêng… cũng là vấn đề tranh cãi vì ở độ
tuổi còn nhỏ, ngay cả những gì được gọi
là đam mê cũng có thể chưa hoàn toàn
chín chắn với các em.
Thiếu niên nói
từng
hé lộ về một nhân vật rất dũng cảm khi
sẵn sàng nói thẳng về vấn đề giới tính
để mong được gia đình đón nhận, được
sống thật với chính mình. Với nhiều điều
chỉnh hợp lí trong cách xây dựng nội
dung từng tập,
Thiếu niên nói
đã đưa ra
ý kiến tham khảo của các chuyên gia tâm
lí, giáo dục, những câu chuyện người
thật việc thật từ các danh thủ, ngôi sao
ca nhạc, hiện tượng mạng xã hội… để
cùng học sinh và phụ huynh có cái nhìn
đa chiều hơn khi bàn về “cái tôi” của mỗi
bên. Phía sau những cái ôm tình cảm,
những lời hứa trong chương trình, có thể
vẫn còn cả một chặng đường dài để cha
mẹ, con cái hiểu nhau, để tháo gỡ những
khúc mắc. Nhưng chí ít, khi một lần được
nói ra, cả hai phía sẽ phần nào nhẹ nhõm
hơn, cởi mở hơn.
HOÀNG HƯỜNG
Hùng Mạnh từng là một nạn nhân của bạo lực học đường
Sự xuất hiện của những ngôi sao đồng
trang lứa như Phương Mỹ Chi giúp cho các
học sinh cởi mở thoải mái hơn khi chia sẻ