45
một siêu phẩm khoa học viễn tưởng ra
mắt năm 2013, xoay quanh hành trình
đấu tranh về lại Trái đất của nữ phi
hành gia Ryan Stone (Sandra Bullock)
sau một tai nạn về không gian khiến
cô đơn độc bên ngoài bầu khí quyển.
Phim đã chiến thắng 7 hạng mục tại
Oscar 2014. Điện ảnh Hàn Quốc cũng
đã khai thác đề tài này từ rất sớm và
đặc biệt thành công với những bộ phim
như:
Tidal Wave
(Sóng thần ở Hải Vân
đài),
The Flu
(Đại dịch cúm),
The Tower
(Tháp lửa)… Mới đây nhất, điện ảnh
Thái Lan cho ra mắt bộ phim
The Cave
(hang động) dựa trên câu chuyện có
thật về cuộc giải cứu 12 cầu thủ nhí và
huấn luyện viên đội bóng Lợn hoang
mắc kẹt trong hang Tham Luang. Bộ
phim được ghi hình trong gần 30 ngày
tại chính hang Tham Luang và một số
khu vực lân cận với sự góp mặt của
nhiều nhân vật từng tham gia cuộc giải
cứu. Bên cạnh việc đi sâu khai thác tinh
thần quả cảm của lực lượng cứu hộ,
The
Cave
còn cho thấy, thành công của cuộc
giải cứu là nhờ một phần vào kĩ năng sinh
tồn mà các thành viên trong đội bóng đã
được trang bị. Vì biết di chuyển đến vị trí
cao hơn mực nước, hạn chế đi lại, uống
nước nhỏ ra từ hang động và luôn giữ
tinh thần tỉnh táo mà các em đã sống sót
sau 9 ngày kẹt trong hang, không có đồ
ăn thức uống.
PHIM VIỆT
LIỆU CÓ THÀNH CÔNG?
Có thể thấy, để tạo ra một bộ phim hay
về chủ đề sinh tồn cần một câu chuyện
đủ hay, kịch bản chặt chẽ, đặc
biệt là bối cảnh và kĩ xảo phải
được đầu tư lớn để có thể đẩy
cảm xúc của người xem lên
đến giới hạn cao nhất. Tà Năng
– Phan Dũng là cung đường
phượt được đánh giá là đẹp
nhất Việt Nam với những cảnh
quan hùng vĩ và cả thử thách
làm say lòng những người
ưa mạo hiểm. Hấp dẫn là thế
nhưng Tà Năng – Phan Dũng
cũng tiềm ẩn nhiều hiểm nguy và từng
khiến nhiều phượt thủ phải bỏ mạng. Cho
dù nguy hiểm và liên tục được cảnh báo
cũng không cản được mong muốn chinh
phục cung đường này của các bạn trẻ.
Đó chính là ý tưởng thôi thúc đạo diễn
Trần Hữu Tấn thực hiện bộ phim
Tà
Năng – Phan Dũng
. Với chất liệu có sẵn
là một bối cảnh hùng vĩ cùng những câu
chuyện rùng rợn, cả thật cả hư cấu, được
lưu truyền về cung đường này, nếu biên
kịch và đạo diễn biết khai thác tốt thì chắc
chắn sẽ tạo ra được một tác phẩm đáng
để kì vọng. Nhiều khán giả tỏ ra lo ngại
Tà Năng – Phan Dũng
sẽ khơi lại nỗi
đau của gia đình các nạn nhân
từng bỏ mạng tại cung đường
này. Trên thế giới cũng không ít
những bộ phim sinh tồn dựa trên
các sự kiện có thật như:
Everest
dựa trên bi kịch có thật xảy ra
ngày 11/5/1996 trên “nóc nhà thế
giới” khi một cơn bão tuyết khủng
khiếp đã cướp đi sinh mạng của
8 nhà leo núi hay
127 Hour
(127
sinh tử) dựa trên câu chuyện có
thật về một chàng trai bị mắc kẹt
trong vách núi suốt 5 ngày, phải
tự mình chặt đứt một cánh tay
để thoát ra ngoài… đều được
kể đầy nhân văn, không gây tổn
thương cho bất cứ ai. Một câu
chuyện luôn có nhiều góc nhìn,
nhiều cách để khai thác và theo
như tiết lộ của nhà sản xuất thì:
“
Tà Năng – Phan Dũng
là một
bộ phim có chủ đề tôn vinh tình
bạn và tuổi trẻ chứ không có mục
đích tái hiện lại những mất mát,
đau thương hay chia li của bất kì ai. Mỗi
nhân vật trong phim được xây dựng độc
lập, không giống với bất kì hình mẫu cụ
thể nào ngoài đời”.
Chưa biết chất lượng của bộ phim
đến đâu nhưng chỉ riêng việc dám thử
sức với một thể loại mới không hề dễ làm
như dòng phim sinh tồn đã là một điểm
đáng khích lệ. Việc tổ chức sản xuất,
ghi hình trong một địa hình hiểm trở như
cung đường Tà Năng – Phan Dũng cũng
là một thử thách lớn về thể chất lẫn tinh
thần với bất cứ đoàn làm phim nào. Theo
chia sẻ của đạo diễn Trần Hữu Tấn, ekip
làm phim gần 100 người đã mất 35 ngày
lăn lộn ở cung đường Tà Năng – Phan
Dũng và một số vùng lân cận, bất chấp
nguy hiểm, đêm thì ngủ trong lều dựng
ngay giữa trời với mong muốn mang lại
cho khán giả những thước phim chân
thật nhất. Bản thân đạo diễn đã mất vài
tháng cắm chốt để nghiên cứu về địa hình
nơi đây nên chắc chắn bộ phim sẽ là một
cuốn cẩm nang có ích cho những bạn trẻ
muốn chinh phục cung đường khám phá
số 1 Việt Nam này.
BẢO ANH
The Cave
tái hiện lại cuộc giải cứu đội bóng Lợn Hoang
từng gây chấn động thế giới vào năm 2018