Previous Page  15 / 64 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 15 / 64 Next Page
Page Background

15

PAY TV

thế giới giải trí

đội hết sức nâng niu gìn giữ và chia sẻ

với nhau nơi chiến trường khốc liệt.

Bằng giọng nghẹn ngào và ánh

mắt trìu mến, hoạ sĩ Vũ Đức Quỳnh

kể những câu chuyện về năm tháng

ở Trường Sơn cùng tình yêu với hội

hoạ nơi “lửa đạn bom rơi”. Ngay cả

khi đối mặt với khó khăn ông vẫn say

sưa sáng tác, miệt mài tạo ra những

tác phẩm để mọi người chiêm ngắm.

Bởi vậy, ông tin đó giống như một

cái nghiệp vốn dĩ sinh ra thuộc về

mình nên khi sống trong những năm

tháng thời bình, hoạ sĩ vẫn yêu lắm và

say đắm lắm với hội hoạ, với vẽ báo

tường truyền thống.

Ông tâm sự: “Nhiều khi vẽ say

sưa từ sáng đến chiều, vừa nghỉ tay

nhưng trong đầu nảy ra ý tưởng nên

lại loay hoay làm tiếp. Người ta bảo

làm nhiều thì mệt, nhưng với tôi càng

làm càng khoẻ, càng làm càng

thấy vui”.

Không dừng lại ở đó, ông còn bộc

lộ tâm huyết của mình đối với nghiệp

vẽ báo tường qua những câu chuyện

hài hước về quá trình trau dồi nghệ

thuật sao cho phù hợp với từng thời

kì, từng giai đoạn. Ông kể: “Người già

mà con, Internet kém và chậm lắm

nhưng ngày nào cũng lên xem thời

bây giờ chúng nó thích kiểu chữ như

thế nào, hình ảnh, màu sắc ra sao.

Như vậy mới tạo nên những trang

báo tường vừa lòng mọi người được”.

Một công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, chịu

khó và cả tài hoa. Mỗi nét chữ ông

viết trên trang báo tường đều có một

tâm hồn, một khí phách rất khác biệt.

“Nếu vẽ cho học sinh cấp 1, cấp 2

thì nét chữ phải bay bướm, hình ảnh

phải nhí nhảnh. Vẽ cho quân đội thì

nét chữ phải lột tả được cái hồn của

người bộ đội. Vẽ cho sinh viên thì nét

chữ phải hiện đại và mới mẻ. Mỗi

trang báo tường luôn có một thông

điệp riêng, một tâm hồn riêng. Mỗi

con chữ luôn mang một thần thái

riêng biệt”, họa sĩ chia sẻ.

Mong muốn có

người tiếp nối...

Trầm ngâm trò chuyện cùng

chúng tôi, ông Quỳnh không giấu nổi

sự lo lắng về việc trong tương lai sẽ

mất đi nghề vẽ báo tường. Bây giờ,

chủ yếu thiết kế bằng vi tính nên ở

Thủ đô chắc chỉ còn lại một mình ông

vẽ báo tường. Thêm vào đó, việc vẽ

báo tường truyền thống đều hoàn

toàn bằng thủ công, đòi hỏi người

làm phải cần mẫn, tỉ mỉ, say sưa, có

chất thể mĩ toàn diện nên ít người trẻ

hứng thú.

Cũng có dăm ba em học sinh,

hoặc sinh viên Đại học Mỹ thuật đến

xin học nhưng ông dạy được ít lâu

các em lại bỏ bởi khó lắm, lâu lắm

mới hoàn thành được một tác phẩm

báo tường truyền thống. Điều ông

lấy làm tiếc là quỹ thời gian dành

cho các em học sinh để sáng tạo

mĩ thuật quá ít ỏi, các em thường đi

thuê người khác vẽ hoặc sử dụng

đến công nghệ vi tính. Họa sĩ Vũ Đức

Quỳnh mong muốn các em học sinh

quan tâm và dành nhiều thời gian

hơn cho mĩ thuật nói chung và vẽ

báo tường nói riêng. Các em tự tay

trình bày tờ báo tường thì ông, nếu có

thất nghiệp cũng cảm thấy

vui lòng.

Họa sĩ Quỳnh rồi cũng sẽ phải kết

thúc cái “duyên” với nghiệp vẽ báo

tường. Liệu rồi có ai sẽ tiếp tục “gieo

tâm hồn vào trong từng con chữ” như

ông? Liệu rồi trong tương lai có còn

những trang báo tường truyền thống,

nét văn hóa xưa cũ mà ông Quỳnh

đam mê?

Rời nhà hoạ sĩ khi trời đã nhá nhem

tối, mang theo những tâm sự, lo lắng

của ông về thế hệ giữ nghề vẽ báo

tường truyền thống, tôi thầm ước sẽ

có ai đó của thế hệ trẻ cũng bằng

tình yêu hội hoạ, bằng nỗi niềm sợ

mất đi một nét văn hoá truyền thống

của dân tộc và kiên trì miệt mài đến

để học tập hoạ sĩ Quỳnh. Mong rằng,

cho đến khi còn có thể, hoạ sĩ Vũ Đức

Quỳnh vẫn tiếp tục giữ lấy niềm đam

mê với nghiệp vẽ báo tường cũng

như sớm hoàn thành dự định mở triển

lãm tranh của mình để tiếp lửa cho

tình yêu mĩ thuật đến giới trẻ trong kỉ

nguyên số.

Hương Lâm

Họa sĩ Vũ Đức Quỳnh miệt mài với từng đầu báo.