Previous Page  31 / 64 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 31 / 64 Next Page
Page Background

31

PAY TV

đồi, con phố và cả âm điệu mà tôi

nghe thấy trong cách thức người

Jamaica nói chuyện.

Ngày thứ hai...

Đi nửa vòng Trái đất để tới

Jamaica nên tôi muốn tìm hiểu thật

nhiều về quốc gia Trung Mỹ này, vì

vậy, sau bữa trưa ở Devon House, tôi

đi một vòng quanh vài viện bảo tàng

lịch sử và tìm hiểu về các vị anh

hùng dân tộc của Jamaica. Đó là

Paul Bogle - thủ lĩnh của cuộc nổi

loạn ở Vịnh Morant năm 1865. Nanny

của người Maroon, được in hình trên

tờ 500 đôla của Jamaica, là lãnh

đạo của một nhóm nô lệ nổi dậy

chống lại ách thống trị của Anh. Sam

Sharpe, người lãnh đạo cuộc nổi dậy

vào Giáng sinh năm 1831. Và nhân

vật gần đây nhất là Norman Manley,

nhà dân tộc học được đào tạo tại

Đại học Oxford, đã góp phần mang

lại độc lập cho quốc gia này vào

năm 1962. Chân dung của ông được

in trên những tấm poster treo ở sảnh

đến cửa sân bay để chào đón du

khách tới Jamaica.

Một nhân vật đặc biệt nữa của

Jamaica mà tôi háo hức muốn tìm

hiểu, đó là Bob Marley. Có hẳn một

bảo tàng ở vùng ngoại ô Kingston để

lưu giữ những kỉ vật của người được

coi là huyền thoại của dòng nhạc

Reggae -  thể loại nhạc được phát

triển đầu tiên tại Jamaica vào cuối

thập niên 1960. Tuy Bob Marley đã

mất đi, nhưng dòng nhạc Reggae

vẫn truyền cảm hứng cho nhiều thế

hệ sau và được coi là yếu tố quan

trọng cho sự ra đời của dòng nhạc

hiphop đương đại.

Ngày thứ ba...

Sau hành trình kéo dài 3 giờ xuyên

qua các ngọn núi, bầu trời xanh

trong vắt và bãi biển huy hoàng hiện

ra trước mắt tôi. Thành phố nghỉ

dưỡng Ocho Rios và các thị trấn ven

biển thật ồn ào, náo nhiệt. Trên lối đi,

trong các chợ và nhà hàng hướng

biển luôn tấp nập người tới thưởng

thức đặc sản địa phương. Tôi cũng

muốn ghé vào, nếm náp và hít hà...

nhưng không thể vì phải dành thời

gian cho điểm đến trong kế hoạch:

Vịnh Montego (được gọi là MoBay).

MoBay cách đường cao tốc North

Coast khoảng 40 phút di chuyển

bằng ô tô với những khu nghỉ dưỡng

nằm tách biệt đằng sau những bức

tường cao, rừng cây nhiệt đới và

cổng sắt. Một khi đã vào được bên

trong những cổng này, dường như tôi

đã bỏ lại Jamaica ở sau lưng.

Chào mừng tôi là biển xanh ngắt,

núi đồi xanh thẳm và những người

phục vụ với tiếng Anh nặng âm sắc

địa phương luôn miệng nói “Chào

mừng bạn!”

Nhưng rồi, khi bước ra khỏi khu

resort, sự yên tĩnh, vắng vẻ không

còn nữa. Khi còn ở nhà, tôi từng

tưởng tượng MoBay thật tráng lệ với

những khách sạn, nhà hàng, câu lạc

bộ và cửa hiệu sang trọng. Quả thật,

sự thực không khác nhiều với tưởng

tượng của tôi. Đó chính là phiên bản

thu nhỏ của đất nước Jamaica.

Ngày thứ tư

Sau hai giờ xuôi theo đường cao

tốc Norman Manley tới Negril, tôi bị

lóa mắt bởi những chiếc xe đạp và

xe máy lao vun vút, những bầy dê

con líu ríu bên đường, những ngôi

nhà gỗ sơn nhiều hình thù lí thú và

biển trời rộng mở trước mắt. Đây mới

là một Jamaica níu bước chân tôi.

Và khách sạn Rockhouse mới quả

là điều kì diệu. Thoạt nhìn, trông nó

như một vườn cổ tích với đủ các loài

hoa nở bung bao bọc một phía, còn

phía kia được ôm ấp bởi nước biển

xanh trong. Hoa giấy đủ màu rợp

trên các lối đi dẫn tới các khu nhà

và tới phiến đá nhìn ra biển. Giờ thì

tôi đã hiểu tại sao nó được đánh giá

là một trong những khách sạn đáng

yêu nhất vùng biển Caribbe.

Nhưng, dường như sự tương phản

là nét đặc biệt của Jamaica. Dọc

con phố cách khách sạn Rockhouse

không xa là những cửa hàng bán đồ

lưu niệm cho du khách với đủ các

mặt hàng: áo phông, váy dài, khăn,

mũ... luôn tấp nập, ồn ào. Sau khi

dạo một vòng, tôi vào một quán bar

để tìm chỗ nghỉ chân và uống nước

nhưng đành từ bỏ ý định vì không thể

“chiến đấu” với quá nhiều người.

Trên sân khấu, một ca sĩ đang vừa

hát vừa nhảy, bên dưới, mọi người

đều giơ cốc giấy đựng cà phê hoặc

cốc bia lên và lắc lư theo điệu

nhạc... Bỗng nhiên, mặt trời khuất

dạng. Vậy là cả thành phố như bùng

nổ. Đám đông la hét, xô đẩy và nhảy

múa. Những chiếc tắc xi, xe tải, xe

buýt vừa dừng hẳn, người bước

chân ra khỏi xe là lắc lư, hò hát...

Khung cảnh thật quá mức sôi động

và hỗn loạn khiến tôi như được thấy

các buổi tiệc tùng thâu đêm của

những tên cướp biển khi xưa...

Tôi ở Jamaica 4 ngày mà trên

đường ra sân bay luôn miệng lẩm

nhẩm những bài hát Reggae. Dường

như tôi đã được lây tinh thần vô tư,

lạc quan và yêu âm nhạc của người

dân đảo quốc vùng Caribbe này.

Ly Vũ

Ông Bansi, 53 tuổi,

chưa hề cắt tóc từ

năm 18 tuổi

Gà nướng ở Montego Bay

Trong khuôn viên Haly Moon Resort