7
tiên và đạt điểm số cao thứ nhì tại bán
kết. Trịnh Thắng lại tận dụng tối đa sức
mạnh ngoại hình của bản thân và dàn
đồng nghiệp để “đốn tim” khán giả.
Tiết mục của Thắng dàn dựng hoành
tráng ngay từ khi mở màn với không
khí hào hùng và đẩy độ khó của các tiết
mục đu, bám lên một tầm cao mới. Nhờ
đó, không chỉ giành điểm số cao nhất,
Trịnh Thắng còn lập kỉ lục với 100
khán giả đồng loạt bình chọn trong đó
95 phiếu đến từ 100 giây đầu tiên. Có
thể khẳng định, Trịnh Thắng là nhân tố
nổi bật nhất của chương trình. Format
chương trình đầy áp lực vừa thử thách
vừa tạo cơ hội cho tài năng của nghệ sĩ
xiếc được thăng hoa.
Nếu như ở
100 giây rực rỡ
chiến
thuật là những tính toán cá nhân cho
mỗi phần trình diễn thì bước qua
The
Face Vietnam
2018 lại đang được kịch
tính hóa bằng các chiêu trò, đường
đi nước bước của từng đội, từng huấn
luyện viên (HLV). Bản thân sự cân não,
đấu trí là đặc trưng của format
The Face
khiến chương trình rất được yêu thích.
Vì mỗi tập sẽ có phần loại trừ mà quyền
quyết định thuộc về HLV đội thắng cuộc
cho nên bài toán được đặt ra là: Chọn
người yếu nhất trong đội, trong các thử
thách hay chọn thí sinh mạnh để “chơi
chiêu”, để thách thức lại chính HLV
thắng cuộc? Công tâm luôn là từ được
nhắc đến rất nhiều ở
The Face Vietnam
mỗi khi các HLV đưa ra quyết định nào
đó. Nhưng liệu có phải mọi thứ đều vì
đại cuộc, vì sứ mệnh tìm ra một người
chiến thắng duy nhất, xứng đáng nhất
như HLV luôn nói? Ngoại trừ trường hợp
Xuân Phúc ra về một cách khá vui vẻ,
chủ động, các trường hợp còn lại trong
khoảng 5 tập phát sóng đều có màu sắc
tính toán. Người được chọn vào vòng
loại thường có điểm mạnh nhất định,
khiến ý đồ bảo toàn lực lượng của mỗi
HLV trở nên khá dễ đoán. Cao điểm
kịch tính của
The Face
ở chỗ, hai HLV
thua cuộc không biết đối phương sẽ
chọn phương án mạnh hay yếu, càng
không thể đoán người thắng cuộc sẽ
chọn theo tiêu chí nào. Vì thế, việc phải
nhận trái đắng từ sự lựa chọn là chuyện
thường gặp mỗi mùa chương trình này
như Hồ Ngọc Hà phải sớm chia tay Lily
Nguyễn hay Võ Hoàng Yến mất ngay
Huy Quang từ vòng loại đầu tiên. Mới
đây, Mid Nguyễn dù hoàn thành tốt vai
trò thủ lĩnh vẫn bước vào vòng loại trừ
với niềm tin ở khả năng thuyết phục,
bản lĩnh của một người có kinh nghiệm.
Đặt bên cạnh Mid Nguyễn, thí sinh từ
đội Minh Hằng là Như Mỹ tỏ ra non
nớt hơn hẳn. Vậy mà, Như Mỹ lại có
câu chuyện về hoàn cảnh khiếm khuyết
(cô có 8 ngón tay) để tìm được sự đồng
cảm, ủng hộ, qua đó giúp Minh Hằng
lật ngược tình thế. Với các khán giả
thường xuyên theo dõi
The Face
, nhìn
chung các bài toán cân não thường được
xử lí theo hướng tạo lập thế cân bằng
nhất định giữa 3 đội, tránh tình trạng
quá chênh lệch về lực lượng khiến cho
việc thực hiện thử thách trở nên thiếu
cân bằng và những ứng cử viên thực sự
cho ngôi Quán quân cũng sẽ được giữ
gìn cẩn trọng chỉ được tung ra loại trừ
khi cấp bách hoặc tự tin nhất mà thôi.
Có ý kiến cho rằng, chiến thuật
chỉ là cách nói quá cho có vẻ “nguy
hiểm” của các chương trình hoặc chỉ
là giả thuyết để người xem có chuyện
để trao đổi, dự đoán. Nhưng thực tế
các cuộc thi cho thấy, chỉ vô tư bằng
tài năng, thực lực sẽ khó lòng giúp thí
sinh hay đội nào đó đi đến ngôi vị cao
nhất. Chiến thuật tốt không chỉ giúp
con đường đến đích bớt phần khó khăn,
cho thấy sự thấu hiểu, nắm chắc tiêu
chí chương trình mà có thể đảo ngược
tình thế trong các giờ phút quyết định.
Trường hợp bất ngờ lên ngôi quán quân
nhờ tính toán chuẩn xác trong đêm
chung kết của S.T tại
Bước nhảy hoàn
vũ
2016 hay Duy Khánh ở
Gương mặt
thân quen
2018 là minh chứng
thuyết phục.
HƯƠNG HUYỀN
CHIẾN THUẬT CỦA
THE FACE:
CHỌN NGƯỜI YẾU NHẤT
TRONG ĐỘI, TRONG CÁC THỬ
THÁCH HAY CHỌN THÍ SINH
MẠNH ĐỂ “CHƠI CHIÊU”, ĐỂ
THÁCH THỨC LẠI CHÍNH HLV
THẮNG CUỘC?
Mid Nguyễn (trái) bị loại trước Như Mỹ
Xuân Phúc ra về một cách vui vẻ, chủ động
Mỗi lần chọn thí sinh loại trừ luôn căng thẳng, nhiều nước mắt