12
CÂU CHUYỆN
TRUYỀN HÌNH
MỐI DUYÊN ĐIỆN ẢNH
Sự ra đi của nhà văn người Hồng
Kông Kim Dung vào tháng 11/2018 đã
để lại khoảng trống khá lớn trên văn
đàn. Dù ông đã gác bút tiểu thuyết từ
năm 1972 với bộ truyện cuối cùng là
Lộc Đỉnh Kí
nhưng những gì mà tác giả
này gây dựng được trong 17 năm lao
động sung sức nhất đã tạo nên một thế
giới võ hiệp cực kì ấn tượng.
Nếu xét về thể loại văn học thì tiểu
thuyết võ hiệp được xem là món ăn
tinh thần của giới bình dân với những
câu chuyện đánh đấm tầm phào, nở
phổi. Thế nhưng Kim Dung đã nâng
tầm tác phẩm trở thành một trong
những cuốn sách gối đầu giường trong
cuộc đời của nhiều người với việc sắp
đặt một kho tàng kiến thức uyên bác
được cài cắm rất tinh tế. Mỗi giai đoạn
sẽ có cách lí giải, hiểu và yêu mến câu
chuyện theo một tầng ý nghĩa khác
nhau: giải trí, ngôn tình, văn hóa,
tâm lí, chính trị... Đó là điều không
nhiều nhà văn có thể làm được. Thông
thường, những tác phẩm văn học được
chuyển thể sang phim chỉ khoảng vài
lần là đã gây nhàm chán. Thế nhưng,
truyện Kim Dung là trường hợp ngoại
lệ. Hầu như hàng năm đều có ít nhất
một tác phẩm của ông được làm mới và
luôn gây chú ý từ khâu tuyển diễn viên.
Những bộ phim truyền hình này ảnh
hưởng không nhỏ đến việc cảm thụ tác
phẩm Kim Dung. Sức lan tỏa mạnh mẽ
của các bộ phim giúp nhân vật trong
truyện của ông trở nên sống động, gần
gũi hơn với khán giả.
NHỮNG GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN
Các tiểu thuyết của Kim Dung luôn
trở thành cơn sốt được hâm nóng nhiều
năm qua vì đã đi cùng với nhiều thời kì
phát triển của phim truyền hình. Ngay
từ bộ truyện đầu tiên
Thư kiếm ân cừu
lục
được yêu mến năm 1955, các nhà
làm phim Hồng Kông đã chuyển thể
thành tác phẩm điện ảnh với phim
Anh
hùng xạ điêu
năm 1958. Thế nhưng,
với độ dài và nhiều tầng ý nghĩa của
các tác phẩm thì thời lượng của một bộ
phim điện ảnh không đủ sức chuyển
tải hết những nét hấp dẫn, tinh túy của
toàn bộ nội dung. Do vậy, số lượng tiểu
thuyết Kim Dung chuyển thể thành
phim điện ảnh không nhiều. Ngược lại,
các tác phẩm này lại là nguồn sáng tạo
vô tận cho phim truyền hình.
Những bộ phim trong thập niên
1970 - 1980 thường bám sát nguyên
tác về tính cách nhân vật, tình tiết...
Do kĩ thuật làm phim còn thô sơ nên từ
khâu hóa trang, trang phục, võ thuật, kĩ
xảo, đạo cụ… đều đơn giản nhưng vẫn
hấp dẫn khán giả. Bởi lẽ, đây là lần
đầu tiên những tác phẩm tiểu thuyết
được thể hiện sống động trên màn ảnh
qua diễn xuất tài tình của những nghệ
sĩ tài năng như: Trịnh Thiếu Thu, Uông
Minh Thuyên (
Thư kiếm ân cừu lục
,
1976), Huỳnh Nhật Hoa, Ông Mỹ Linh
(
Anh hùng xạ điêu
, 1983), Lưu Đức
Hoa, Trần Ngọc Liên (
Thần điêu hiệp
lữ
, 1983), Lương Triều Vỹ, Lưu Gia Linh
(
Lộc đỉnh kí
, 1984)… Trong đó, Lương
Triều Vỹ đã thể hiện thành công nhân
vật Vi Tiểu Bảo rất được nhà văn Kim
Dung tâm đắc. Cho đến bây giờ vẫn
chưa có diễn viên nào vượt qua được
cái bóng quá lớn này.
Bước sang những năm 1990, cùng
với sự đầu tư mạnh mẽ về phim trường,
kĩ xảo nên TVB mạnh dạn làm mới lại
những tác phẩm Kim Dung và tạo nên
cơn sốt mới. Bối cảnh phim không chỉ
gói gọn trong phim trường nữa mà được
mở rộng ở các cảnh ngoại cảnh hoành
tráng, cách hóa trang nhân vật cũng
nhẹ nhàng, đời thường, đẹp mắt hơn. Ở
giai đoạn này, hình ảnh Tiểu Long Nữ
của Lý Nhược Đồng thực sự trở thành
hình mẫu kinh điển với nhan sắc thoát
tục. Đây cũng được xem là phiên bản
phim thành công nhất của TVB.
Các nhà làm phim Singapore, Đài
Loan cũng hòa nhịp cùng với “cơn sốt
Kim Dung” nhưng chỉ thành công với
bộ
Thần điêu hiệp lữ
(năm 1998) với
hai diễn viên Phạm Văn Phương, Lý
Minh Thuận. Năm 1991, khi bộ phim
Tuyết sơn phi hồ
do Đài Truyền hình
Cát Lâm và Đài Loan hợp tác sản xuất
ra mắt đã đánh dấu bước chuyển mới
của phim Kim Dung trên đại lục Trung
Quốc. Người tạo dấu ấn mạnh mẽ nhất
giai đoạn từ năm 2000 là nhà sản xuất
Dương Kỉ Trung với những bộ phim đầu
tư kinh phí cao, ngoại cảnh tại các địa
NHÀ VĂN KIM DUNG KHÔNG CHỈ LÀ TÁC GIẢ HOA NGỮ CÓ SỐ LƯỢNG SÁCH BÁN
CHẠY NHẤT TRÊN TOÀN THẾ GIỚI VỚI 300 TRIỆU BẢN, TÁC PHẨM CỦA ÔNG CÒN
ĐƯỢC CHUYỂN THỂ VÀ LÀM LẠI NHIỀU LẦN NHẤT TRÊN TRUYỀN HÌNH.
Thế giới võ hiệp của Kim Dung
TRÊN MÀN ẢNH NHỎ
Nhà văn Kim Dung