13
danh nổi tiếng của Trung Quốc từ núi
cao hiểm trở đến thảo nguyên mênh
mông, sa mạc rộng lớn, bãi biển dài vô
tận... Đây là thế mạnh mà các nhà làm
phim Hồng Kông khó lòng theo kịp.
Bản phim
Anh hùng xạ điêu
2001 (Lý
Á Bằng, Châu Tấn, Châu Kiệt…),
Thiên
long bát bộ
2004 (Hồ Quân, Lâm Chí
Dĩnh, Lưu Đào, Chung Lệ Đề…),
Thần
điêu hiệp lữ
2014 (Huỳnh Hiểu Minh,
Lưu Diệc Phi…) được đánh giá khá
tốt. Không gian rộng lớn đã đưa các
tiểu thuyết của Kim Dung lên một nấc
thang mới và thỏa sức cho ekip làm
phim và khán giả bay bổng. Bên cạnh
đó, vẫn có những tác phẩm nhận nhiều
chỉ trích như
Tiếu ngạo giang hồ
2001,
Lộc đỉnh kí
2008. Tuy vậy, Dương Kỉ
Trung vẫn được xem là người khoác áo
mới thành công cho phim võ hiệp Kim
Dung. Bởi vì sau đó, nhà sản xuất trẻ
tuổi Vu Chính cũng đã dựng lại hai tác
phẩm
Tiếu ngạo giang hồ, Thần điêu
đại hiệp
và hứng cơn bão dư luận bởi
sự thay đổi nội dung táo bạo.
LÍ GIẢI “CƠN SỐT” KIM DUNG
Với 15 bộ tiểu thuyết, Kim Dung
đã tạo nên một thế giới võ hiệp cho
riêng mình, ảnh hưởng sâu sắc đến
nhiều thế hệ độc giả lẫn các nhà văn
sau này. Điểm đặc biệt của Kim Dung
là ông đồng hành cùng với sự phát
triển mạnh mẽ của truyền hình Hồng
Kông nên đã tạo ra một thời đại văn
học và điện ảnh có sự giao thoa sâu
sắc. Những địa danh, võ công khiến
bạn đọc mê mẩn hầu hết được ông xây
dựng từ kiến thức tham khảo từ sách
vở cũng như trí tưởng tượng của mình.
Những câu chuyện của ông diễn tả quá
trình trưởng thành của một đời người
rất thích hợp với độ dài của những bộ
phim truyền hình và nhu cầu thưởng
thức của số đông khán giả. Những giá
trị đạo đức, văn hóa, tinh thần như
trung nghĩa, nhân ái, chữ tín, hòa
bình… cho đến các mối quan hệ tình
cảm, hận thù, sống chết có nhau… hàng
ngàn năm nay luôn được coi trọng ở xã
hội phương Đông nên góp phần giúp
tác phẩm Kim Dung không bao giờ bị
lỗi thời.
Sinh thời, nhà văn Kim Dung khá
cởi mở trong việc chuyển thể tác phẩm
của mình lên màn ảnh. Ông không
phải là người quá gay gắt, khắt khe
trong việc thẩm định tác phẩm sau khi
lên sóng. Ngay cả với nhà sản xuất
“lắm tài nhiều tật” Vu Chính luôn bị
khán giả phản đối thì hầu như Kim
Dung cũng không bao giờ có ý kiến
chê bai. Dường như đối với nhà văn
này thì sau khi đã kí hợp đồng chuyển
thể là nhà sản xuất có toàn quyền sáng
tạo một diện mạo mới cho đứa con tinh
thần của mình. Chính vì tư tưởng này
mà tác phẩm của ông luôn được các
nhà sản xuất, đạo diễn ưu ái tìm đến.
Nhờ vậy, cơn sốt phim chuyển thể từ
truyện Kim Dung chưa bao giờ phai
nhạt suốt mấy chục năm qua.
PHƯƠNG PHƯƠNG
SỞ DĨ, CÁC PHẨM CỦA KIM
DUNG ĐƯỢC TÁI HIỆN LIÊN TỤC
TRÊN MÀN ẢNH LÀ VÌ CHÚNG
CÓ RẤT NHIỀU KHÔNG GIAN
TƯỞNG TƯỢNG, SÁNG TẠO CHO
CẢ BIÊN KỊCH, NHÀ LÀM PHIM,
ĐỘC GIẢ VÀ KHÁN GIẢ.
Ỷ thiên đồ long kí 2009
Thần điêu đại hiệp 1995
Lộc đỉnh kí 2008