54
Trong khi hai quán quân trước
đó của
Vua đầu bếp
có khá nhiều hoạt
động sôi nổi: ra sách riêng, phát triển
thương hiệu cá nhân… thì Thanh
Cường lại “lặn một hơi” tương đối dài.
Vì sao vậy?
Bởi vì tôi đã xác định rõ cho mình
con đường kinh doanh mà để hiện thực
nó, chỉ biết nấu ăn thôi thì chưa đủ. Thời
gian qua tôi đã tranh thủ học thêm nhiều,
tích lũy nhiều trải nghiệm. Tôi im lặng
không phải để né tránh những ồn ào đã
có mà để chuẩn bị kĩ càng, để cho thấy
mình có thể làm được gì khi xuất hiện
trở lại. Tôi chọn Hà Nội để hiện thực hóa
ước mơ, niềm đam mê ẩm thực của mình.
Sự tinh tế, đẳng cấp trong gu ẩm thực,
cách thưởng thức rất riêng của người Hà
Nội là thách thức lớn đối với tôi nhưng
đồng thời cũng hé mở cho tôi thấy những
“khoảng thiếu” để tập trung đầu tư trong
thời gian tới.
Kế hoạch thực
hiện cuốn sách quán
quân
Vua đầu bếp
tôi vẫn đang chờ
được hoàn thiện
bằng những phần
tâm đắc - cái nhìn,
cảm nhận và những chia sẻ tâm huyết
về cuộc sống, món ăn bình dị của người
nghèo, những miền quê xa xôi hẻo lánh.
Theo dõi trang cá nhân của anh,
tôi có thể nhận thấy anh dành nhiều
thời gian, công sức theo đuổi các hoạt
động thiện nguyện. Từ khi nào anh bắt
đầu trăn trở về cuộc sống của người
nghèo như vậy, và một “vua đầu bếp”
có thể mang tới cho họ những gì?
Tôi cũng từng nghĩ, nếu như mình là
người thật giàu có hẳn sẽ mang tới nhiều
thứ thiết thực, to tát hơn, nhưng làm
việc thiện nguyện thì không cứ phải chờ
đợi đến khi đủ điều kiện này nọ. Danh
hiệu “Vua đầu bếp” ít nhiều cho tôi cơ
hội được đến, được chia sẻ và phần nào
tạo nên ảnh hưởng trong những việc làm
của mình. Từ những
chuyến đi đến với
người dân nghèo, tôi
nhận thấy, dù hoàn
cảnh có khó khăn
chăng nữa, nếu biết
cách vẫn có thể xoay
xở được bữa cơm từ những nguyên liệu
gần gũi xung quanh, để ngon miệng
hơn và có thêm dinh dưỡng. Những tư
vấn từ một đầu bếp kinh nghiệm có thể
giúp người đi biển biết thêm cách chế
biến món cá, cải thiện thu nhập… Mỗi
việc làm, dù nhỏ, trong khả năng của
mình vẫn có thể làm thay đổi điều gì
đó, để những người chưa may mắn tìm
thấy niềm vui đơn giản.
Trong vai trò giám khảo vòng
loại khu vực phía Nam, trực tiếp tuyển
sinh cho
Vua đầu bếp nhí
, anh nhận
thấy trẻ em Việt Nam có nhiều tiềm
năng để khơi dậy trong lĩnh vực thi tài
còn tương đối mới mẻ này hay không?
Tôi vốn không nghĩ rằng
Vua đầu
bếp nhí
lại về được Việt Nam vì cũng
như rất nhiều người, tôi từng cho rằng
trẻ em Việt Nam chưa thực sự sẵn sàng
để bước vào một cuộc thi nấu ăn đòi
hỏi cao về tay nghề, gu ẩm thực như
vậy. Thẳng thắn mà nói, phần đông trẻ
em trong lứa tuổi 8 - 14 ở nước ta bị
cuốn vào việc ăn ngủ, học hành, ngoài
ra còn phát triển các môn năng khiếu
quen thuộc như: âm nhạc, nhảy múa,
thể thao. Chỉ các bé do điều kiện neo
người, khó khăn hoặc một phần chưa
nhiều gia đình quyết liệt tập cho con
tính tự lập từ nhỏ mới biết nấu ăn.
Đụng dao thớt, nước sôi, lửa bỏng, các
loại máy móc, dụng cụ… có vẻ hơi
đáng sợ với trẻ nhỏ.
VTV
Phía sau
Màn hình
“Vua đầu bếp”
Trăn trở về cuộc sống
của người nghèo
Gần như biến mất ngay sau khi
giành danh hiệu “Vua đầu bếp”
trong mùa thi thứ ba nhưng mới
đây, Thanh Cường đã tái xuất
trong vai trò giám khảo vòng
loại phiên bản nhí của
chương trình.
Vua đầu bếp nhí
Việt Nam sẽ
chính thức lên sóng từ ngày 2/10
trên VTV3 vào 20h Chủ nhật
hàng tuần