Previous Page  48 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 48 / 92 Next Page
Page Background

48

VTV

Phía sau

Màn hình

Một thời để nhớ

Một chiều giữa tháng 7, NSƯT

Hà Vy hẹn gặp tôi tại căn hộ nằm trên

tầng ba của khu tập thể Thành Công, nơi

bà đã sống nhiêu năm nay cùng gia đình.

Dù đã bước qua tuổi 60 nhưng NSƯT

Hà Vy vẫn rất trẻ trung và tràn đầy nhiệt

huyết với nghề. Hàng ngày, ngoài việc

dạy thanh nhạc, bà vẫn nhận lời đi biểu

diễn hay tham gia xây dựng chương

trình nghệ thuật cho các đoàn của nhiều

bộ ngành trong và ngoài quân đội… Khi

được hỏi về chuyến đi Hà Giang để thực

hiện MV ca khúc

Chiều biên giới

, kí ức

trong bà lại ùa về.

Giai điệu tự hào

đã

cho bà một cơ hội tuyệt vời để trở về

mảnh đất Hà Giang, nơi gắn bó với biết

bao kỉ niệm gian khó nhưng đẹp đẽ.

NSƯT Hà Vy nhập ngũ năm 1973 và

được phân công về đoàn văn công Công

an vũ trang, sau đó đổi thành Đoàn văn

công bộ đội Biên phòng. Từ tuyến biên

giới phía Bắc cho đến biên giới miền

Trung, các tỉnh miền Tây bà đều đã đặt

chân tới để biểu diễn phục vụ người lính

biên phòng. Nhưng Hà Giang vẫn là nơi

gắn với những kỉ niệm mà bà không thể

nào quên. NSƯT Hà Vy kể, năm 1979,

sau chiến tranh biên giới phía Bắc nổ ra

được hai tháng, bà đã có mặt ở mặt trận

biên giới Hà Giang để phục vụ cho bộ

đội. Trong tâm trí bà vẫn vẹn nguyên

cảm xúc về những nơi bà đứng hát các

ca khúc đóng đinh với tên tuổi mình

như:

Hoa sim biên giới, Hương thầm,

Ngày mai anh đi…

Những chuyến biểu diễn tại vùng

biên đã là “ông Tơ, bà Nguyệt” xe

duyên cho mối tình đẹp giữa NSƯT

Hà Vy và nghệ sĩ trống Tuấn Bình. Khi

đã là vợ chồng, sự hoà quyện về tình

yêu và âm nhạc đã giúp họ thăng hoa để

cống hiến và cùng nhau vượt qua những

ngày gian khổ. NSƯT Hà Vy nhớ lại,

đầu năm 1983 trong một chuyến lưu

diễn dài ngày ở Hà Giang, bà không

biết mình đã có bầu đứa con thứ hai nên

cứ thế băng rừng, lội suối đến các điểm

biểu diễn. Đến khi phát hiện ra, bà được

bộ đội biên phòng ưu ái, dành riêng cho

một con ngựa để đi. Sau này, cô con gái

thứ hai được đặt tên là Hương Ly (có

nghĩa là hương rừng) như là để nhắc nhớ

lại chuyện ấy.

Kí ức về biên giới không chỉ hiện

hữu trong tâm trí của nghệ sĩ Hà Vy

mà nó còn là miền nhớ nhung của cả

gia đình. Ngay từ nhỏ, hai cô con gái

là Hoàng Trang và Hương Ly đã mòn

gót chân cùng bố mẹ trên những cung

đường biên giới. Cùng gia đình nhỏ

ấy là tương cà, mắm muối, bếp dầu và

những vật dụng cần thiết để phục vụ nhu

cầu sinh hoạt thiết yếu. Bà vẫn nhớ như

in, hình ảnh hai con gái nhỏ tha thẩn

chơi bên cánh gà, chờ bố mẹ biểu diễn.

Có lẽ nhờ chất lính của bố mẹ truyền

sang mà hai cô gái nhỏ tự lập từ rất sớm.

NSƯT Hà Vy bộc bạch: “Cả cuộc đời

NSƯT Hà Vy là giọng hát

nổi tiếng một thời thuộc

đoàn văn công Bộ Quốc

phòng. Trong những năm

80 của thế kỉ trước, bà đã

đi khắp tuyến biên giới

phía Bắc như: Sơn La, Cao

Bằng, Hà Giang để biểu

diễn phục vụ đời sống

tinh thần cho người lính

biên phòng. Nhờ chương

trình

Giai điệu tự hào

tháng 7, một lần nữaNSưt

Hà Vy được trở lại Hà

Giang, được đứng hát ở

cột cờ Lũng Cú, mảnh đất

mà tuổi trẻ bà gắn bó với

những cảm xúc đặc biệt.

hát về biên giới

bằng cả trái tim

NSƯT Hà Vy

Một cảnh quay trong MV Chiều biên giới