Previous Page  47 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 47 / 92 Next Page
Page Background

47

Hai ca khúc

Về đây đồng đội ơi

Hát cho người còn sống

thấm đẫm

hồi ức của một thời trai trẻ khi anh còn

là lính ở Vị Xuyên, anh có thể chia sẻ

đôi chút về hồi ức này được không?

Dù nhiều tháng năm đã qua nhưng

hồi ức về tuổi trẻ vẫn đậm nét. Ở Vị

Xuyên vẫn còn đồng đội tôi nằm lại đâu

đó trên những khe đá, dốc núi, bờ suối,

thung sâu. Mỗi khi gặp nhau, những

người sòn sống chúng tôi thường nhắc

đến đồng đội đã hóa đá biên cương với

lời thề là dòng chữ được khắc trên báng

súng của anh hùng liệt sĩ Nguyễn Viết

Nính: “Sống bám đá, chết hóa đá, thành

bất tử” và nói với nhau rằng, quãng đời

đẹp nhất chúng tôi từng được sống vẫn

mãi là đời lính.

Khán giả vẫn quen nhắc đến

Trương Quý Hải với

Khoảnh khắc

,

Hà Nội mùa vắng những cơn mưa,

anh bắt đầu sáng tác về chủ đề người

lính từ khi nào?

Mùa hè năm 1984, mặt trận Vị

Xuyên nóng bỏng. Đội văn công Sư

đoàn 356 tạm giải thể để phục vụ chiến

đấu. Lúc đầu, chúng tôi tham gia tải

đạn. Sau đó, tôi được phân công chăm

sóc thương binh và hỗ trợ công tác tử sĩ.

Trong một lần tìm thông tin cá nhân của

người đồng đội hi sinh để ghi tên, tuổi,

đơn vị, quê quán lên bia mộ, tôi tìm thấy

trong túi áo của anh tờ giấy được gấp

từ vỏ bao thuốc lá Sa Pa. Mở tờ giấy,

phía trên, nhòe cùng màu xanh của mực

và màu đỏ của máu, tôi đọc được dòng

chữ: “Mẹ kính yêu”, phía dưới là máu

thấm khô trang giấy. Tôi nhớ tới mẹ của

mình và nghẹn lòng khi nghĩ về mẹ của

người đồng đội. Có thể đây là bức thư

anh chưa kịp hoàn thành. Tối hôm đó,

ngồi bên những nấm mộ mới đắp cho

anh em, tôi viết tiếp bức thư bằng những

câu hát. Không đàn đệm, không giấy

bút, nghĩ được câu nào hát câu ấy cho

anh em đang nằm dưới mộ cùng nghe.

Lá thư viết cho mình và những người

đồng đội hi sinh được tôi đặt tên là

Thư

gửi mẹ

sau có sửa lại là

Thư về với mẹ

.

Trước đó, tôi có sáng tác một bài hát khi

còn là học sinh phổ thông, sau vào quân

ngũ có viết nhạc không lời nhưng chưa

viết được bài hát nào về người lính. Có

thể, bài hát đó đã thay đổi cuộc đời tôi.

Ở tuổi đôi mươi, tôi có ý thức hơn về

việc sáng tác và sau này số phận cuộc

đời đã cho tôi được gắn bó với công

việc sáng tác âm nhạc.

Anh có nhận xét gì về chương

trình

Giai điệu tự hào

?

GĐTH

là một chương trình ca nhạc

rất hay, bởi nó kết nối được quá khứ

và hiện tại. Cái hay nhất của

GĐTH

là câu chuyện của chương trình đã

mang tới góc nhìn đa chiều về một ca

khúc. Chẳng hạn thế hệ nhạc sĩ, hoặc

những ca sĩ, khán giả ngày trước đã

từng nghe, đã từng có đời sống gắn bó

với bài hát đó nay lại được thấy lớp trẻ

hát và cảm nhận về chúng. Có điều,

dù trẻ hay già, dù quá khứ hay hiện tại

thì những ca khúc đó đều có đời sống

riêng, không chỉ là hành trang mà còn

tác động đến suy nghĩ của các thế hệ.

Đây là một chương trình ca nhạc mà

tôi thích nhất, dù thỉnh thoảng mới có

thời gian để xem và lần nào cũng thấy

xúc động.

Cảm ơn anh!

Thu Huệ

(Thực hiện)

Nhạc sĩ Trương Quý Hải viết bài hát

Về đây đồng đội ơi

với niềm day dứt khôn

nguôi về những người bạn chiến đấu đã ngã xuống trên chiến trường Vị Xuyên

(Hà Giang). Bài hát nhắc đến những địa danh quen thuộc trong trận chiến ở Hà

Giang, như cao điểm 468, 1509, 772, 685, đồi Cô Ích, Bốn Hầm... Là người

trực tiếp tẩm liệm cho liệt sĩ trong những ngày tháng khốc liệt đó, cho đến tận

30 năm sau, hình ảnh những người lính trẻ với nụ cười hồn nhiên cùng ước

nguyện “được cùng bầy trẻ thơ bên sông Lô hát yên bình” không thể nào phai

trong tâm trí anh. Bài hát cũng được chính tác giả hát vô cùng xúc động trong

MV của chương trình

Giai điệu tự hào

số tháng 7 với chủ đề

Chiều biên giới.

Một cảnh quay trong phóng sự của

Giai điệu tự hào

số tháng 7