Previous Page  24 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 24 / 92 Next Page
Page Background

24

làm từ thiện nghĩa là phải chăm

từ gốc đến ngọn, đừng đem đến

cho người nghèo cái ngọn để rồi

người ta chỉ trông chờ vào đó

mà quên đi cái gốc.

Vậy với chuyện Chí

Trung làm việc thiện giúp đỡ

nghệ sĩ Chánh Tín thì sao?

Lòng tốt của anh xuất hiện đúng thời

điểm có thể cứu một người đang bên bờ

vực thẳm, nhưng nó lại gây ra vô số

những lời chỉ trích rằng anh đã không

đặt đúng chỗ?

Đến thời điểm này, cuộc đời tôi có

hai lần làm từ thiện mà bàn dân thiên hạ

biết đến, đó là kêu gọi mọi người quyên

góp cho nghệ sĩ Chánh Tín và nghệ sĩ

Trần Hạnh. Lúc nghệ sĩ Chánh Tín rơi

vào cảnh nợ nần, sắp bị tịch biên nhà cửa,

gia đình lâm vào khốn đốn, tôi đã kêu

gọi mọi người ủng hộ anh qua trang cá

nhân. Số tiền đó giúp anh rất nhiều trong

việc mua nhà, ổn định cuộc sống mới.

Thế nhưng, cũng vì việc làm này mà tôi

bị nhiều người chửi bới, lăng mạ, thậm

chí lăng nhục. Thú thực là tôi chưa hề

gặp Chánh Tín bao giờ cả. Hình ảnh của

Đại tá Nguyễn Thành Luân trong

Ván bài

lật ngửa

từng là một hình tượng đẹp của

cả một thế hệ thanh niên, trong đó có tôi

thời trai trẻ. Dù biết rằng, Chánh Tín của

hiện tại là một ông lão già nua, nhiều tính

xấu và không ít lần làm tổn thương người

vợ tào khang, nhưng tôi không quan tâm.

Việc tôi giúp anh là để giữ một hình tượng

đẹp trong tôi không sụp đổ. Tôi đã hoàn

thành xong một việc làm theo tiếng gọi

của trái tim.

Việc từ thiện thứ hai của tôi là giúp đỡ

nghệ sĩ Trần Hạnh. Tôi đã đến thăm bác

và ít nhất, hiện hữu trước mắt tôi là một

người nghệ sĩ già chân chính hàng ngày

phải phải sống trong căn nhà đơn sơ, chật

hẹp, vất vả bán giày dép. Tôi biết có nhiều

người ngỏ ý giúp bác nhưng vì lòng tự

trọng, bác đều từ chối. Tôi đến xin phép

bác đầy chân thành: “Cho phép con được

giúp bác”, và trong hai ngày kêu gọi qua

trang cá nhân, tôi nhận được 222 triệu

đồng ủng hộ bác. Một vài bức ảnh chụp

cùng bác cũng chỉ là lưu lại làm bằng

chứng để minh bạch tiền đóng góp chứ

không phải nhằm mục đích khoe khoang

ầm ĩ. Thậm chí, con cháu bác còn gọi điện

“khủng bố” tôi, yêu cầu tôi dừng lại ngay

việc giúp đỡ. Họ nói: “Bố

tôi có đi ăn mày đâu mà anh

phải giúp đỡ”. Chỉ hai ngày

là tôi đóng tài khoản, số tiền

tôi góp chỉ 10 triệu, còn lại là

lòng hảo tâm của những người

hâm mộ xa gần. Tôi làm vậy

không phải để lấy công, mà

cũng chẳng phải là mọi người

dư thừa tiền bạc nên cần phải

làm từ thiện, đơn giản là với

một nghệ sĩ cả đời cống hiến

như bác Trần Hạnh xứng đáng

được nhận sự giúp đỡ của

mọi người.

“Sống trong đời sống

cần có một tấm lòng - để gió

cuốn đi”, điều này dường như

rất đúng với một người có tấm lòng

nhân ái như Chí Trung?

Nhiều đồng nghiệp hỏi tôi: “Sao anh

không giúp đỡ anh nọ, chị kia…? Họ mới

thực sự là những người đang khó khăn”.

Tôi nói thẳng, tôi không phải nhà từ thiện

chuyên nghiệp. Tôi chỉ làm từ thiện khi

trái tim mách bảo và lí trí cho phép. Ngay

cả bố tôi, NSND Quý Dương chạy thận

10 năm trước khi ông qua đời, gia đình tôi

cũng phải gom góp từng đồng nhưng tôi

chưa bao giờ dám lợi dụng tên tuổi của

mình để nhận sự giúp đỡ từ người khác.

Hay việc vợ chồng tôi vẫn âm thầm ủng

hộ trẻ em mổ tim, mổ hàm ếch tại một số

bệnh viện ở Hà Nội, nhưng tôi cũng chưa

bao giờ lên báo kể lể, đăng ảnh.

Nhiều người nói, đôi khi tôi đặt lòng

tốt không đúng chỗ, tôi cũng không quan

tâm và chưa bao giờ hối hận với việc

mình đã làm. Đúng như lời bài hát của

Trịnh Công Sơn đấy, đời sống chỉ có ý

nghĩa khi chúng ta biết cho đi tấm lòng

của mình một cách vô điều kiện. Khi cho

đi mà trong lòng vẫn còn băn khoăn, lo sợ

họ sẽ làm gì, sử dụng đồng tiền nhận được

ra sao thì bạn sẽ chẳng bao giờ dám giúp

đỡ người khác!

Cảm ơn nghệ sĩ Chí Trung!

Linh Quy

“Nếu trái tim mách bảo...

(Tiếp theo trang 23 )

NSƯT Chí Trung từng giúp đỡ nghệ sĩ Chánh Tín

vô điều kiện, dù phải đối mặt với nhiều lời chỉ trích

Cuộc sống này vốn rất thênh thang, hể

hả, dù trên các kênh truyền hình có vô

số chương trình tấu hài nhưng tiếng

cười giải trí vẫn không bao giờ thừa

cả. Tiếng cười đúng lúc mới trở thành

niềm vui, còn ngược lại, nó sẽ trở nên

kệch cỡm, vô vị. Làm từ thiện cũng

vậy, đúng cách, đúng lúc, đúng chỗ

thì sẽ không bao giờ đánh mất đi ý

nghĩa cao cả của nó.

Theo Chí Trung, người nghệ sĩ chân chính

như Trần Hạnh xứng đáng nhận được

sự giúp đỡ của mọi người

VTV

đối

thoại

(Thực hiện)