23
chối tham gia một chương trình bình
luận thể thao. Vậy mà, anh lại nhận lời
trở thành “người cứu cánh” cho
Lục lạc
vàng
vào một thời điểm khá nhạy cảm,
khi MC lâu năm của chương trình
vướng vào rắc rối. Điều này có gì đó hơi
mâu thuẫn?
Không có gì nhạy cảm ở đây cả. Đây
là một chương trình nhận được sự yêu
thích của khán giả bởi tính nhân văn
sâu sắc, tôi hay Minh béo chỉ nằm trong
những người may mắn được thừa hưởng
tính nhân văn đó mà thôi. Thành công của
Minh béo là có thật, nhưng nó không phải
của riêng anh ấy mà của cả một tập thể.
Bản thân chương trình đã hay rồi thì dù
có là Minh béo, là tôi hay là một MC nào
khác thì chương trình vẫn cuốn hút như
vậy mà thôi.
Tôi đang ở trong tình trạng giống
như người phụ nữ đến sau trong cuộc
hôn nhân thứ hai, bị đặt lên bàn cân so
sánh, phải thuyết phục và lấy lòng mọi
người bằng tình cảm vun đắp mỗi ngày.
Thú thực, công việc ở Nhà hát Tuổi
trẻ và bên ngoài đã cuốn tôi đi nên cho
tới thời điểm nhận được lời mời từ nhà
sản xuất, tôi vẫn chưa có cơ hội xem
chương trình. Ba ngày trước khi đồng
ý, tôi xem lại toàn bộ băng đĩa về
Lục
lạc vàng
. Tôi bị ám ảnh rất nhiều ở phần
MC Thanh Thảo nói về các hoàn cảnh
gia đình nghèo khó, trong những giây
phút đồng cảm đó, tôi đã nhanh chóng
nhận lời. Đến thời điểm này, tôi thấy
quyết định đó là vô cùng đúng đắn, mặc
dù như tôi đã nói với bạn, tôi là MC
kém duyên.
Lục lạc vàng
là chương
trình mang tính chất cộng đồng đầu
tiên mà tôi được tham gia với vai trò
người dẫn chương trình. Bấy lâu nay, tôi
không có duyên với những game show
đem lại tiếng cười giải trí cho khán giả,
nhưng khi chạm vào trái tim người nông
dân, những thân phận cùng cực của xã
hội thì với một người từng trải qua 2/3
quãng đời sống trong nghèo khó như
tôi mới có thể hiểu sâu sắc và đồng cảm
được với họ.
Ở hậu trường của
Lục lạc vàng
,
tôi thấy các cháu bé lúc nào cũng vây
quanh bác Chí Trung, với nụ cười
thường trực trên môi?
Không hiểu vì sao mà bọn trẻ rất
thích tôi, chắc vì tôi trông giống ông Địa
(cười). Ở vào độ tuổi đang mong ngóng
có cháu, nhìn những đứa trẻ ở Tây Ninh,
Sóc Trăng, An Giang, Bình Dương…
nhiều khi tôi không cầm được lòng mình
vì chúng nghèo quá. Có cháu cứ ôm tôi
rồi khóc. Bố mẹ chúng nghèo quá nên
đứa phải bỏ học, đứa may mắn được đến
trường thì phải làm nhiều công việc phụ
giúp gia đình. Cái nghèo cứ quẩn quanh
họ, từ thế hệ nọ sang thế hệ kia.
Tôi năm nay 55 tuổi nhưng đã trưởng
thành lên rất nhiều nhờ chương trình này.
Là một nghệ sĩ có 38 năm tuổi nghề, đóng
hàng trăm bộ phim, đặt chân qua nhiều
nước trên thế giới, đạo diễn hàng nghìn
suất diễn, nhưng khi tiếp xúc trực tiếp với
người nông dân, tôi mới cảm nhận được
sự khốn khó của họ, cảm nhận được sức
mạnh tinh thần đúng nghĩa khi trao cho họ
chiếc cần câu cơm. Điều đó ít nhiều ảnh
hưởng đến thái độ và nhân sinh quan của
tôi. Trước đây, tôi rất khó chịu với những
người bán vé số chèo kéo làm phiền
khách tại các quán ăn. Nhưng từ hồi dẫn
Lục lạc vàng
, tôi không còn từ chối họ
như trước kia, trái lại còn mua ủng hộ, dù
rằng chẳng bao giờ trúng vé số cả.
Vậy là, nhờ trải nghiệm từ một
chương trình từ thiện mà anh đã ít
nhiều thay đổi thái độ sống của chính
mình. Tôi rất tò mò về quan điểm của
anh đối với vấn đề từ thiện. Ngay trong
Phật pháp cũng răn dạy người đời “làm
từ thiện cũng cần phải có cách mới đúng
Chính pháp”, “của cho cũng chẳng
bằng cách cho”, anh nhìn nhận ra sao
về việc làm từ thiện đang được cộng
đồng hết sức quan tâm?
Khi lên Sapa, tôi rất ấn tượng với dòng
chữ ở các khe núi: “Xin quý khách đừng
cho các cháu tiền, đừng cho các cháu kẹo
kẻo các cháu bỏ học”. Nghe thì có phần
vô cảm với trẻ nhỏ nhưng đó lại là sự
thật phũ phàng. Có những cháu nghỉ học
ở nhà, chẳng mặc quần, giữa trời giá rét
mà chúng chỉ mặc mỗi chiếc áo thổ cẩm
mong manh ngửa tay xin tiền, xin kẹo
khách du lịch. Một câu chuyện nhỏ nhưng
cho thấy, nếu chúng ta đem đến cho người
nghèo quần áo, thức ăn, chăn ấm, hay
phong bì tiền… thì có chăng đó chỉ là
niềm vui chốc lát, hệ quả của nó là nảy
sinh ra tâm lí ỷ lại, chờ đợi.
Vì sao tôi đánh giá
Lục lạc vàng
là
chương trình mang ý nghĩa nhân văn sâu
sắc. Chương trình không cho gạo, thịt hay
tiền, mà là một cặp bò, đem đến cần câu
cơm cho người nông dân. Khi cả nhà cùng
xúm vào cắt cỏ, trời mưa gió cũng chạy
vội che chắn cho bò trước tiên, họ mới ý
thức được giá trị của lao động, của nguồn
sinh kế gia đình. Bò lớn đẻ ra bê, bê lớn
lại sinh ra những con bê khác, họ bán đi
và lấy tiền tái sản xuất. Tôi quan niệm,
(Xem tiếp trang 24 )
linh quy
Anh đã có những giây phút đồng cảm sâu sắc với người nông dân nghèo