Previous Page  80 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 80 / 92 Next Page
Page Background

80

VTV

nhỏ

to

Thế nào là bình đẳng?

Bình đẳng trong hôn nhân được hiểu là

bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi giữa

vợ và chồng dựa trên nguyên tắc: dân chủ,

công bằng, tôn trọng lẫn nhau. Theo quan

niệm của nhà văn Tâm Phan: “Bình đẳng

trong quan hệ vợ chồng là cả hai cùng

có trách nhiệm nuôi con, làm công việc

nhà hay thời gian dành cho công việc như

nhau. Không phải cứ là vợ thì ngoài giờ

làm phải đi đón con, đi chợ, nấu cơm, dọn

dẹp, lau chùi nhà cửa trong khi chồng đi

tiệc tùng, bù khú với bạn bè sau giờ làm,

không tham gia việc nhà. Nếu cả hai vợ

chồng cùng đi làm thì cần phải chia sẻ

việc nhà như nhau. Ví dụ sau giờ làm:

chồng đi đón con - vợ đi chợ. Vợ nấu

cơm - chồng dạy con học, làm bài tập

về nhà. Vợ dọn dẹp nhà cửa - chồng rửa

chén”. Bình đẳng là yếu tố cơ bản nhất

để giữ vững hạnh phúc gia đình. Một

cuộc hôn nhân muốn bền vững và tốt đẹp,

ngoài tình yêu còn cần sự công nhận (bao

gồm đánh giá đúng và tạo điều kiện phát

huy) năng lực của nhau. Phụ nữ ngày nay

không chỉ ở nhà làm nội trợ, họ cũng ra

ngoài làm việc, cũng cần có thời gian để

đầu tư cho công việc, để phát triển sự

nghiệp của mình.

Từ bao đời nay, phụ nữ Việt Nam

thường bị “đóng” bởi hai chữ “hi sinh”,

thường ôm tất cả mọi việc vào mình để

chứng tỏ là mình đảm đang, đó cũng chính

là lí do khiến họ không hạnh phúc. Tiến sĩ

Thái Thị Ngọc Dư - Giám đốc Trung tâm

nghiên cứu giới và xã hội - Đại học

Bình đẳng

trong

hôn nhân

Bình đẳng làyếu tố quan trọng

để duy trì các mối quan hệ, đặc

biệt là trong cuộc sống vợ

chồng. Nếutìnhyêutạonênhôn

nhân thì sự bình đẳng quyết

định rất lớn đến chất lượng và

tuổi thọ của cuộc hôn nhân ấy.