65
K
ể từ tháng 1/2018, Van
Jones - nhà bình luận chính
trị xuất sắc sẽ ra mắt chương
trình
The Van Jones Show
(Chương trình của Van Jones) phát sóng
định kì hai số mỗi tháng, trong khung giờ
vàng trên kênh CNN. Trong lần tái xuất
trên sóng truyền hình này, Van Jones sẽ
đảm nhận trọng trách nêu ra những ý kiến
của ông xung quanh quan điểm chính trị
của cả thành phần ủng hộ và phản đối
Tổng thống Donald Trump trong cuộc
chạy đua vào Nhà Trắng hồi năm ngoái,
bên cạnh việc bàn về tương lai của đảng
Dân chủ và đảng Cộng hòa. Trong thông
cáo báo chí của hãng CNN, chương trình
sẽ đưa ra tiếng nói thẳng, nói thật với các
cử tri trên cả nước thông qua việc phản
ánh những cuộc tranh luận về các chính
sách thực tế cũng như cuộc chiến tranh
văn hóa đang diễn ra trên toàn nước Mỹ.
Van Jones xuất thân từ luật sư danh
tiếng của Đại học Yale, nổi tiếng trên cả
nước trong suốt cuộc bầu cử Tổng thống
năm 2016 nhờ khả năng hùng biện và kết
nối linh hoạt với các cử tri của cả hai đảng
Dân chủ và đảng Cộng hòa.
The Van Jones Show
không phải là talk show
chính trị duy nhất thu
hút sự chú ý của
dư luận trong thời
gian qua. Kể từ khi
Tổng thống Donald
Trump trở thành
ông chủ Nhà Trắng,
những ảnh hưởng
xuất phát từ sự phân
cực sâu sắc trong nhân dân
Mỹ đã dọn đường cho sự ra
đời của nhiều chương trình và chủ đề mang
màu sắc chính trị trong các talk show. Thời
gian qua, các talk show ăn khách như:
Last
Week Tonight with John Oliver
(Chuyện
tuần trước với John Oliver),
Jimmy Kimmel
Live!
(Trực tiếp với Jimmy Kimmel),
Late
Night with Seth Meyers
(Đêm muộn với
Seth Meyers),
The Late Show
(Chuyện đêm
muộn)
…
đã chuyển hướng mang màu sắc
chính trị sâu sắc, kể cả khi được thể hiện
dưới lăng kính châm biếm, hài hước. Tuy
vậy, theo giới chuyên môn, phần lớn các
chương trình này đang thiếu đi những quan
điểm và lập luận chính trị công bằng, rõ
ràng và sắc bén.
Tháng 9 vừa qua, Tổng thống Mỹ
Donald Trump trở thành mục tiêu của
nhiều chỉ trích gay gắt sau khi ông đả
kích thị trưởng thành phố San Juan và
các quan chức khác ở Puerto Rico về
công tác khắc phục hậu quả sau cơn bão
thế kỉ Maria. Trong đoạn Tweet của chủ
nhân Nhà Trắng có đoạn: “Họ muốn mọi
thứ đều được giải quyết cho họ, trong
khi điều đó nên là nỗ lực của cả cộng
đồng…”. Điều đáng nói là thời điểm viết
những dòng trên, ông Trump đang nghỉ
ngơi tại Câu lạc bộ Golf Quốc gia Trump
ở Bedminster, New Jersey. Trong khi dư
luận đang vô cùng bức xúc với thái độ
của Tổng thống thì Jordan Klepper trong
chương trình của mình lại có động thái
“thêm dầu vào lửa” khi nói rằng: “Vâng,
họ muốn mọi thứ phải làm thật nhanh
chóng, giống như đặc quyền dành cho
con trai của một nhà tỉ phú bất
động sản”.
Dù rằng, mỗi cuộc thảo
luận xung quanh các vấn
đề nóng thường được
kết thúc bằng một nhận
định xoa dịu hay đề xuất
một cải cách nào đó, tuy
vậy, đôi lúc, người dẫn
chương trình đã vô tình làm
chưa tới. Đơn cử như Jimmy
Kimmel đã nói trong một chương
trình của mình: “Tôi chỉ muốn nói rằng,
hãy cười mọi thứ mỗi đêm”. Điều đáng
nói là lời xoa dịu của Kimmel xuất hiện
ngay sau khi chương trình vừa đề cập đến
vụ xả súng kinh hoàng tại Las Vegas hồi
tháng 10 vừa qua khiến gần 60 người chết
và hơn 500 người bị thương.
Sự ra đời của
The Van Jones Show
liệu
sẽ đem đến một màu sắc khác hay sẽ lẫn
vào những chương trình mang màu sắc
chính trị hiện thời. Câu trả lời vẫn còn ở
phía trước.
Kim Ngân
(Theo CNN, The Wired)
VTV
phía sau
màn hình
Đôi điều về
The Van Jones Show
Sự ra mắt của
The Van Jones Show
trên kênh CNN trong dịp đầu
năm mới thêm khẳng định cho sự lên ngôi của các chương trình
bình luận về chính trị trên truyền hình. Tuy vậy, có không ít
điều đáng nói đằng sau sự ra đời của chương trình này.
Van Jones