62
VTV
Phía sau
Màn hình
Được đào tạo Thạc sĩ chuyên ngành đầu tư quốc tế
tại Đại học Tổng hợp Liverpool - Vương quốc Anh,
nhưng gần một năm nay Tiến Anh gây ấn tượng với
khán giả bởi giọng đọc truyền cảm cũng như phong
cách dẫn chững chạc trong các bản tin Thời sự ngày
của VTV1.
Tại sao Tiến Anh lại chọn truyền
hình chứ không phải chuyên ngành
được đào tạo?
Sau khi tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên
ngành đầu tư quốc tế tại Đại học Tổng hợp
Liverpool - Vương quốc Anh, tôi nhận
được lời gợi ý làm việc tại Đài THVN từ
người anh và cũng là đồng nghiệp của tôi
bây giờ. Thời điểm đó, tôi phân vân rất
nhiều giữa lựa chọn công việc theo ngành
học hay theo con đường mới mà mình
chưa được đào tạo. Tôi nghĩ rằng, báo
chí, truyền hình là một công việc đặc thù,
môi trường làm việc tiếp xúc với nguồn
thông tin đa dạng, đa chiều từ các lĩnh vực
khác nhau (kinh tế, xã hội, chính trị, văn
hóa) sẽ trang bị cho mình nhiều kiến thức
hơn. Bản thân tôi cũng là một người thích
tìm hiểu kiến thức mới và chia sẻ những
gì mình biết với mọi người xung quanh.
Chính điều này khiến tôi đã lựa chọn
truyền hình.
Được biết, trước khi trở thành
BTV của Ban Thời sự, Tiến Anh đã có
thời gian làm phóng viên và dẫn toàn
kênh truyền hình Đối ngoại VTV4.
Quãng thời gian này chắc bạn đã tích lũy
được nhiều kinh nghiệm?
Ban Truyền hình Đối ngoại là môi
trường làm việc đầu tiên tôi được tiếp
xúc với truyền hình. Đây là môi trường
làm việc năng động, trẻ trung, giúp tôi
làm quen nhanh hơn với công việc. Thời
gian đầu mới làm việc, tôi thường làm
các đề tài văn hóa, xã hội, tham gia sản
xuất các chuyên mục:
Culture Mosaic,
Talk Vietnam, Fine Cuisine
... Chính vì thế,
tôi đã trau dồi thêm về cách tổng hợp tin
tức, hành văn, cách viết, dựng hình, chọn
đề tài, tìm hiểu nhân vật gần gũi với đời
sống. Điều này giúp tôi khai thác và làm
các phóng sự về đề tài kinh tế vốn khô
khan, nhiều con số trở nên gần gũi hơn.
Có thể nói, trong đội ngũ BTV dẫn
chương trình của Ban Thời sự hiện tại,
Tiến Anh thuộc lứa em út. Trẻ trung về
tuổi nghề cũng như tuổi đời, bạn có áp
lực gì?
Tôi còn nhớ ngày đầu tiên làm việc
tại Ban Thời sự, xung quanh tôi là các
anh chị phóng viên, biên tập viên kì cựu
đã được khán giả truyền hình hâm mộ,
yêu thích, đây chính là áp lực đối với
người trẻ như tôi. Nhưng tôi suy nghĩ, áp
lực là cách để trưởng thành và tôi luyện.
Các anh chị là tấm gương để tôi
học tập và phấn đấu. Điều làm
tôi yên tâm và tự tin trong
nghề là luôn được lãnh đạo
và đồng nghiệp quan tâm,
động viên giúp đỡ. Trước
khi dẫn chương trình hay ra
hiện trường làm phóng sự,
lãnh đạo và đồng nghiệp
luôn hướng dẫn, phân
tích, định hướng rồi đi
đến thống nhất về cách diễn đạt, đưa tin.
Đến nay, tôi đã dần quen và đáp ứng được
nhiệm vụ chuyên môn của một BTV dẫn
chương trình của Ban Thời sự.
Người truyền cảm hứng nghề
nghiệp cho bạn là ai?
Tôi đến với truyền hình như một cái
duyên và cha tôi là người tạo ra cái duyên
đó. Khi tôi học phổ thông, không ít lần
ông chia sẻ với tôi về nghề làm báo, ông
thích đọc báo và xem các bản tin thời sự.
Tôi thường nghĩ tới câu
nói của cha: “Tin tức
giúp ta làm mới tri
thức mỗi ngày”.
Bây giờ, hàng
ngày cha xem
tôi lên hình ở
các bản tin thời
sự và góp ý kiến.
Sự quan tâm và
BTV Tiến Anh
Áp lực là cách để
trưởng thành